Theo Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, nửa đầu nhiệm kỳ, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, gương mẫu đi đầu, nỗ lực phấn đấu, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Chương trình số 01-CTr/TU.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Trọng Toàn
Vượt nhiều chỉ tiêu
Công tác cải cách hành chính có 5/10 tiêu chí vượt cao hơn chỉ tiêu so với kế hoạch đặt ra, 14/18 nhiệm vụ đã hoàn thành và 4 nhiệm vụ đang được thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố được cải thiện qua từng năm. Ban Chỉ đạo đã giao cho 11 cơ quan, đơn vị thành phố chủ trì triển khai thực hiện 34 đề tài, đề án, chuyên đề, kế hoạch. Đến nay, có 29/34 nội dung hoàn thành và còn 5 nội dung đang được các cơ quan chủ trì triển khai thực hiện.
Công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2020, 2021, 2022 được các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng. Năm 2021, 2022, Ban Thường vụ Thành ủy đã gợi ý kiểm điểm sâu đối với tập thể lãnh đạo 37 cơ quan, đơn vị và các cán bộ lãnh đạo, quản lý có liên quan. Trong quý I-2023, toàn thành phố đã kết nạp được 2.143 đảng viên; thành lập được 26/68 tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (đạt 38.2 % kế hoạch năm 2022).
Thành ủy Hà Nội đã triển khai ứng dụng 2 phần mềm "Sổ tay đảng viên điện tử" và "Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên". Đối với việc đổi mới, sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy, Ban Thường vụ Thành ủy quyết định phân công, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử đối với 319 lượt nhân sự; quyết định thông báo nghỉ hưu 47 cán bộ. Rà soát 199 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý dự kiến điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác.
Ngoài ra, trong công tác kiểm tra, giám sát, toàn thành phố đã kiểm tra đối với 3.542 lượt tổ chức đảng, 992 đảng viên; giám sát đối với 2.212 lượt tổ chức đảng, 1.098 đảng viên. Ủy Ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 317 lượt tổ chức đảng và 758 đảng viên; kết luận 122 tổ chức đảng (chiếm 38%) và 332 đảng viên (chiếm 44%) có vi phạm và phải thi hành kỷ luật 17 tổ chức đảng, 236 đảng viên.
Từ đầu năm 2021 đến nay, Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành ủy bổ sung 42 thêm vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo theo kiến nghị của Ban Nội chính Thành ủy và các cơ quan tư pháp Thành phố. Tổng cộng có 57 vụ án, vụ việc thuộc diện theo dõi, chỉ đạo. Đến nay, còn chỉ đạo xử lý 45 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình cơ bản đạt kết quả tốt, đến nay, đã có 7/14 chỉ tiêu vượt, 7 chỉ tiêu còn lại cơ bản đạt; trong đó, chỉ tiêu về công tác tổ chức xây dựng Đảng, cải cách hành chính vượt so với kế hoạch đề ra như: Nhiệm vụ thành lập tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; chỉ tiêu kết nạp đảng viên; chỉ tiêu cán bộ nữ, cán bộ trẻ; các chỉ số SIPAS, PAPI...
Phát huy hơn nữa tính tiên phong, gương mẫu và trách nhiệm người đứng đầu
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình 01-CTr/TU nhấn mạnh yêu cầu phải phát huy hơn nữa tính tiên phong, gương mẫu và trách nhiệm người đứng đầu, tạo chuyển biến rõ nét tại từng cơ quan, địa phường, đơn vị.
Thành phố đã tập trung triển khai thực hiện các chủ trương, dự án, nhiệm vụ lớn như Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô dự kiến khởi công tại 4 điểm trên địa bàn Thành phố, vào ngày 30-6-2023; sửa đổi Luật Thủ đô và lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cùng báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10-2023; đề án quản lý tài sản công; ưu tiên đầu tư 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, di tích văn hóa lịch sử; đề án cải tạo chung cư cũ; đề án về phân cấp, ủy quyền, đây cũng chính là điểm nhấn nổi bật trong cải cách hành chính...
Thành phố cũng đã lựa chọn những việc khó tồn tại nhiều năm để tập trung tháo gỡ nhằm khơi thông nguồn lực phát triển thủ đô, tạo chuyển biến tích cực cho hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở như ề án xử lý các dự án có sử dụng đất vốn ngoài ngân sách.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đánh giá nhiều cố gắng đổi mới, sáng tạo của các ban Đảng Thành ủy, UBND TP, HĐND TP, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp... Kết quả này đã giúp cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị các cấp ngày càng trong sạch, vững mạnh, là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô trong thời gian qua thể hiện qua các chỉ số cơ bản như: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm sau cao hơn năm trước, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước, năm 2021 tăng 2,9; quy mô GRDP hiện nay của Hà Nội tương đương với 50 tỉ USD (cả nước là 409 tỉ USD); thu nhập bình quân đầu người đạt 141,8 triệu đồng/người/năm, tăng 10,6% so với năm 2021. Quý I-2023, GRDP tăng trưởng 5,08% so với cùng kỳ (GDP cả nước tăng 3,32%)...
Trên cơ sở phân tích, đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và ý kiến tham luận tại hội nghị, Bí thư Đinh Tiến Dũng thống nhất cao với 3 nhóm, 15 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu nêu trong dự thảo báo cáo, đồng thời chỉ đạo, nhấn mạnh thêm một số yêu cầu nhiệm vụ cấp thiết, cấp bách cần chú trọng thực hiện.
Trước hết, các cấp, các ngành cần xác định rõ đây là thời điểm sơ kết giữa nhiệm kỳ, phải xác định rõ được đầy đủ ưu điểm, hạn chế trong thực hiện; qua đó, đối với những việc đã tốt thì phải nhân lên. Các địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức phải tích cực chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, nhất là về các mô hình mới, cách làm hay về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, bảo đảm an ninh-quốc phòng, phát triển kinh tế-xã hội...
Cùng với đó, phát huy hơn nữa tính tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cấp. Năm nay, thành phố tiếp tục xác định chủ đề công tác là "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển", các cấp, các ngành càng cần cố gắng làm tốt hơn nữa việc này; tạo chuyển biến rõ nét ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương.
Đối với một số chủ trương, đề án, dự án trọng tâm, trọng điểm, chiến lược, lâu dài nhằm khai thác, khơi thông nguồn lực cho thủ đô phát triển, Bí thư Thành ủy đề nghị phải tiếp tục triển khai một cách thực chất để tạo bước đột phá về phát triển như: Đề án về phân cấp, ủy quyền; đề án quản lý tài sản công; xử lý các dự án chậm triển khai; đề án cải tạo chung cư cũ...
Bình luận (0)