xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hợp long hầm Thủ Thiêm

Ánh Nguyệt

Khi đưa vào sử dụng, hầm vượt sông Sài Gòn sẽ tạo ra con đường ngắn nhất nối trung tâm TP với khu đô thị mới Thủ Thiêm

Sáng 21-9, dưới sự chứng kiến của Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình giao thông – đô thị TP đã tổ chức lễ hợp long hầm vượt sông Sài Gòn (thuộc dự án đại lộ Đông Tây).
 
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình giao thông – đô thị TP, cho biết hầm vượt sông Sài Gòn dài 1.490 m, bao gồm 370 m hầm dìm và 1.120 m hầm dẫn phía quận 1 và Thủ Thiêm (quận 2).
 
Khi đưa vào sử dụng, hầm vượt sông Sài Gòn sẽ tạo ra con đường ngắn nhất nối trung tâm TP với khu đô thị mới Thủ Thiêm, mở ra cánh cửa tiến về phía Đông TP. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài khẳng định sự kiện hợp long hầm vượt sông Sài Gòn đánh dấu việc hoàn thành một công đoạn quan trọng trong thi công hầm, khẳng định bản lĩnh của người Việt Nam trong công tác xây dựng.
 
 

img

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải (hàng đầu bên phải) cùng các vị lãnh đạo TPHCM và quan khách đi trong lòng hầm vượt sông Sài Gòn. Ảnh: TẤN THẠNH

Bên cạnh đó, việc xây dựng hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á cũng có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong sự phát triển của TPHCM, từng bước chỉnh trang và phát triển đô thị dọc hành lang Đông – Tây TP, góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông trong trung tâm TP.
 
Sau khi hoàn tất việc hợp long hầm, nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt thiết bị cơ điện, hệ thống cấp nước, chiếu sáng, chống cháy, thông gió, đo đạc mức độ ô nhiễm... Dự kiến đến tháng 3-2011 sẽ thông xe hầm Thủ Thiêm và đến tháng 6-2011 sẽ thông xe toàn tuyến đại lộ Đông Tây.
 
Việc thi công hầm vượt sông Sài Gòn bắt đầu vào tháng 2-2005. Mẻ bê tông đầu tiên đúc 4 đốt hầm được đổ vào tháng 9-2007 tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ tháng 3-2010 đến tháng 6-2010, lần lượt 4 đốt hầm được kéo về và dìm xuống lòng sông Sài Gòn.
 
 
img
Lãnh đạo TPHCM tham gia nghi thức hợp long hầm vượt sông Sài Gòn. Ảnh: TẤN THẠNH
 
 
Ngày 4-8, đổ mẻ bê tông đầu tiên hợp long nối kết đốt hầm số 4 với hầm dẫn phía quận 1 và đến ngày 4-9 hoàn thành công tác đổ bê tông hợp long hầm. Mỗi đốt hầm dìm dài 93 m, cao 9 m, nặng 27.000 tấn, được dìm ở độ sâu từ 23 m đến 27 m dưới lòng sông Sài Gòn.
 
Đại lộ Đông Tây dài 21,89 km, gồm 1,49 km hầm vượt sông Sài Gòn, xây dựng 10 cầu và 5 cầu giao cắt với đường, xây dựng 5 nút giao và 12 cầu bộ hành, cải tạo 3 cầu cũ. Đại lộ Đông Tây đi qua các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
 
Điểm đầu giao với Quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh), điểm cuối giao với xa lộ Hà Nội (quận 2). Khi hoàn thành, dự án sẽ rút ngắn thời gian đi lại từ Đông qua Tây khoảng 25 phút.

Kỳ tích trong thời bình

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, khẳng định sự kiện hợp long hầm Thủ Thiêm đánh dấu việc hoàn thành một công đoạn quan trọng trong công tác thi công hầm; khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của dân tộc ta cùng bạn bè năm châu tạo nên một kỳ tích trong thời bình... Riêng tại khu vực Đông Nam Á, hầm Thủ Thiêm là hầm vượt sông có quy mô lớn nhất và có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của TPHCM trong tương lai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo