Kênh Ba Bò hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng không phải là trường hợp duy nhất tiếp nhận nước thải từ các vùng lân cận TPHCM... Bởi lẽ, nằm ở khu vực hạ nguồn của nhiều sông suối, ngoài nguồn ô nhiễm do các doanh nghiệp cơ sở sản xuất trên địa bàn, TPHCM còn phải gánh chịu ô nhiễm từ các tỉnh lân cận và các tỉnh đầu nguồn khi các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm xuất hiện ngày càng nhiều.
Đầu nguồn xả, cuối nguồn gánh
Ngoài kênh Ba Bò, sông Thị Tính (cách trạm bơm Hòa Phú khoảng 8,5 km) cũng đang phải tiếp nhận nước thải sinh hoạt và công nghiệp từ huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Các kết quả quan trắc BOD5, COD và Mn trên sông này rất cao, là một trong những điểm nóng gây ô nhiễm nước sông Sài Gòn.
Nước thải chưa qua xử lý của Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN và Công ty Cổ phần MDF VN “đầu độc” sông Thị Tính, chảy ra sông Sài Gòn trong thời gian qua là một minh chứng rõ nét cho nỗi khổ của vùng hạ nguồn.
Xuôi về phía
Suối Bến Ván ở xã Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương thường xuyên bị ô nhiễm do nguồn thải từ các công ty nuôi heo,
chế biến mủ cao su thải ra. Đây là con suối đầu nguồn của sông Thị Tính, sau đó đổ ra sông Sài Gòn
Mới đây, báo cáo giám sát định kỳ hệ thống kênh Thầy Cai- An Hạ (huyện Củ Chi) của Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM cho thấy các chỉ tiêu vi sinh (BOD, COD, DO, coliform...) và độ phú dưỡng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, các chỉ tiêu kim loại tuy chưa vượt ngưỡng nhưng có xu hướng gia tăng.
Đi dọc con kênh, chứng kiến dòng nước đen thui, hôi hám mới hiểu vì sao người dân luôn kêu trời. Trên đầu nguồn, kênh Thầy Cai- An Hạ tiếp nhận nước thải từ các KCN của Tây Ninh (KCN Trảng Bàng, Linh Trung 3), Long An (KCN Xuyên Á, Đức Hòa 1, 3...) rồi chảy qua khá nhiều quận, huyện của TPHCM như Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn... trước khi đổ ra sông Sài Gòn.
Nguồn nước sinh hoạt đang bị đe dọa
Tất cả các kênh rạch, sông ngòi đều đổ vào sông Đồng Nai và sông Sài Gòn- nguồn cung cấp nước chính cho TPHCM. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu bổ sung và quan trắc định kỳ của Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM cho thấy chất lượng nguồn nước mặt sông Sài Gòn đã bị ô nhiễm.
Kênh Ba Bò bị ô nhiễm nặng vì phải tiếp nhận nhiều nguồn thải từ các KCN tỉnh Bình Dương. Ảnh: V.Hùng
Cụ thể, đánh giá diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm tại trạm quan trắc Phú Cường kể từ năm 2000 đến năm 2007: Coliform tăng lên 47,01 lần, nồng độ TSS tăng lên 4,8 lần, DO giảm xuống 2,05 lần và nồng độ dầu mỡ dao động từ 0,0037 – 0,0976 mg/l trong khi tiêu chuẩn không cho phép.
Hàm lượng kim loại nặng như chì (Pb), cadimi (Cd), thủy ngân (Hg) và đồng (Cu) chỉ dao động trong khoảng 0,003 đến 0,005 mg/l, vẫn nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5942 – 1995, loại A. Ngoài ra, từ năm 2007 – 2008, nồng độ BOD5 tăng 1,1 lần, coliform tăng 13,62 lần. Điều này chứng tỏ mức độ ô nhiễm hữu cơ có xu hướng tăng.
Phải phối hợp để ngăn chặn Theo PGS-TS Nguyễn Đinh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường TPHCM, ngoài ảnh hưởng từ các tỉnh lân cận, hệ thống sông rạch TPHCM còn bị ảnh hưởng từ hoạt động công nghiệp của các tỉnh đầu nguồn khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. |
Bình luận (0)