xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Suối Cái tệ hơn kênh Ba Bò

Bài và ảnh: Thu Sương

Các chỉ số đánh giá chất lượng mặt nước suối Cái đều vượt chỉ tiêu cho phép và gia tăng qua các năm, cao hơn hẳn “điểm nóng” ô nhiễm hiện nay của TPHCM là kênh Ba Bò

Ô nhiễm trên kênh Ba Bò hiện đang được cơ quan chức năng của TPHCM và tỉnh Bình Dương tập trung cứu vãn. Trong khi đó, cách kênh Ba Bò không xa, suối Cái lại đang trong tình trạng... hấp hối bởi mức độ ô nhiễm đang ngày một gia tăng.

img
Một đoạn suối Cái nổi bọt trắng xóa


Mất tên vì ô nhiễm


Đi qua cầu suối Cái trên đường Lê Văn Chí (phường Linh Trung, quận Thủ Đức-TPHCM), ai cũng chịu không nổi vì mùi hôi xộc thẳng vào mũi và bám theo dai dẳng.

Đoạn suối chảy dưới lòng cầu đầy phân rác, một bên là dòng nước đục ngầu từ Nhà máy Dệt nhuộm Việt Thắng cuồn cuộn tuôn ra, sủi đầy bọt đục ngầu.

Kinh khủng nhất là đoạn suối bên khu phố 1, phường Linh Trung: Một dòng kênh đào nước đen ngòm, chỗ xanh, chỗ tím (theo người dân, đây là nước thải từ một bệnh viện) chảy qua một cống nhỏ rồi đổ vào suối Cái, chỗ miệng cống bọt nổi trắng xóa không khác gì ở kênh Ba Bò.


Điều ngạc nhiên là nhiều người dân sống xung quanh không hề biết đến con suối này có tên là suối Cái! Một người sống lâu năm ở khu vực này giải thích: Do dòng suối bị ô nhiễm nên từ lâu người ta gọi là “kênh Đen” thay vì “suối Cái”.

Ông Nguyễn Văn Phương, ngụ khu phố 5, cho biết: “Những tháng nắng, mùi hôi thối còn nồng nặc hơn. Tôi ở lâu ngửi quen nhưng nhiều lúc còn mắc ói. Ngày xưa, suối này trong lắm, tắm được, câu cá được, giờ thì như vậy đó!”.

Bà Phạm Thị Soi (khu phố 1) bức xúc: “Muỗi như vãi trấu, xịt thuốc, un khói mấy cũng không hết. Gia đình tôi lần lượt vào bệnh viện vì sốt xuất huyết. Có nhiều người thường bị nhức đầu, khó thở, buồn nôn... Đến bệnh viện, bác sĩ bảo viêm đường hô hấp và hỏi gia đình tôi có sống gần khu vực ô nhiễm nào hay không nên tôi mới biết gia đình bị bệnh là do kênh Đen”.

Không riêng gì  gia đình bà Soi, những hộ lân cận đều gặp phải bệnh tình như vậy. Thêm một điều đáng ngại là các hộ dân sống dọc suối Cái vẫn phải dùng nước giếng khoan, nhiều hộ dân ở khu phố 4 cho biết vào mùa mưa, nước giếng thường có váng màu vàng và tanh.
 

img
Rác “mắc võng” trên suối Cái


Chỉ số ô nhiễm “leo thang”


Men theo suối Cái lên phía thượng nguồn, chúng tôi càng không thể chịu nổi vì lượng phân rác càng nhiều và mùi hôi thối nồng nặc. Đặc biệt, phía thượng nguồn suối Nhum thuộc Bình Dương có rất nhiều hộ nuôi heo nhưng không có hệ thống xử lý phân và nước thải mà chôn lấp sơ sài hoặc thải thẳng ra suối.
 
Ông Nguyễn Văn Tạo (xã Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương) cho biết mùa nào gia đình ông cũng có nỗi khổ: Trời nắng mùi hôi thối nồng nặc bốc lên, mùa mưa nước suối mang phân heo và rác tràn ngập nhà. “Nhiều lúc chịu không nổi, muốn bỏ đi nơi khác, chạy ăn đã mệt còn phải chạy ngập nữa. Dân ở đây khổ lắm rồi”- ông Tạo bức xúc.


Suối Cái là hợp lưu của suối Nhum (bắt nguồn từ tỉnh Bình Dương) và suối Xuân Trường (bắt nguồn từ phường Linh Xuân, quận Thủ Đức-TPHCM) chảy qua phường Linh Xuân, phường Linh Trung (Thủ Đức), phường Tân Phú và phường Hiệp Phú (quận 9), sau đó chảy ra sông Tắc và ra sông Đồng Nai.

Nằm trong lưu vực thoát nước vùng Đông Bắc TP nên suối Cái phải gồng mình tiếp nhận nước thải từ các KCX-KCN của tỉnh Bình Dương và TPHCM, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận nguồn thải từ các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nên bị ô nhiễm nặng.

Để cứu vãn con suối này, UBND TPHCM đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện nhiều dự án cải tạo, nạo vét nhằm cải thiện chất lượng nước tại suối Cái. Tuy nhiên, đến nay tình hình vẫn chưa được cải thiện, ngược lại mức độ ô nhiễm ngày càng “leo thang”.
 
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2009 của Chi cục Bảo vệ môi trường-Sở Tài nguyên-Môi trường TPHCM, các chỉ số đánh giá chất lượng mặt nước suối Cái đều vượt chỉ tiêu cho phép và gia tăng qua các năm. Cụ thể: COD tăng từ 3 – 67 lần, BOD tăng từ 3 – 73 lần, Coliform  tăng từ 1 – 110 lần, trong khi các chỉ số này trên kênh Ba Bò, “điểm nóng” ô nhiễm hiện nay của TPHCM chỉ tăng dao động từ 1,7 – 18 lần.
 

Trạm xử lý nước thải... ì ạch


Năm 2007, Bộ Xây dựng đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải suối Nhum với mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nước trước khi đổ vào sông  Đồng Nai, đồng thời cải thiện môi trường đô thị khu vực nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. Trạm có chức năng thu gom, xử lý toàn bộ nước thải công nghiệp, sinh hoạt xả vào suối Nhum với công suất xử lý là 65.000 m³/ngày đêm, dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn đang tiến triển... ì ạch.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo