xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cho cầu Bình Lợi

Ánh Nguyệt

Những tháng gần đây, lượng sà lan qua lại cầu Bình Lợi (bắc qua sông Sài Gòn và nối tuyến đường sắt Bắc Nam) lên đến hàng trăm chiếc, cộng với thủy triều dâng cao khiến cây cầu này luôn trong tình trạng bị đe dọa

Không ít lần cầu Bình Lợi bị đội lên, cong cả đường ray vì những “nỗ lực cố chấp” của tài công khi cho sà lan cố gắng chui qua khoảng thông thuyền thấp bé rồi bất ngờ kẹt lại. Cũng không ít lần phương tiện thủy va vào dầm cầu làm lệch gối cầu gây thêm thương tích cho cây cầu vốn đã quá già nua.
 
Những người trực gác cầu vừa than trời vừa lo sợ, bởi nếu đường ray chỉ cần vênh nhẹ hay bất cứ chi tiết nào trên cầu bị “trật khớp”, không ai tưởng tượng nổi điều gì sẽ xảy ra khi những chuyến tàu Bắc Nam ầm ầm lao qua cây cầu này.
 
img
Khắc phục sự cố sà lan đội cầu Bình Lợi hôm 28-11. Ảnh: NLĐO
 
Lý giải vì sao lượng sà lan lại tăng đột biến, Ban An toàn giao thông TPHCM cho rằng nhiều công trình vào đợt cao trào xây dựng ở khu Rạch Chiếc (TPHCM) và tỉnh Bình Dương nên sà lan chở cát, đá cứ ùn ùn đổ về. Hơn nữa, đây là tuyến giao thông thủy độc đạo để về Bình Dương nên sà lan mới ngược xuôi trên khúc sông này nhiều đến thế.
 
Câu hỏi đặt ra là làm sao để giữ cho cây cầu này an toàn trước áp lực hàng trăm lượt sà lan qua lại mỗi ngày dưới cầu đến nay vẫn chưa có lời giải. Biện pháp đầu tiên được nêu ra là nâng cầu Bình Lợi lên cao.
 
Không khả thi vì muốn làm được điều này cần một số tiền rất lớn để nâng đường ray từ xa, cần một vài năm để có được sự đồng ý của cơ quan quản lý. Biện pháp tiếp theo là chuyển hướng lưu thông, cấm một số phương tiện đi qua ngả này. Xem ra cũng không khả thi vì đây là tuyến độc đạo, không cho đi đường này thì biết đi đường nào.
 
Một biện pháp khác được Ban An toàn giao thông TP nghĩ tới là đo độ sâu luồng để xem xét khả năng bị bồi lắng, nếu có, sẽ cho nạo vét để tăng độ sâu luồng. Thế nhưng, dòng chảy ở đoạn sông Bình Lợi – Bình Triệu rất xiết nên khó có khả năng luồng bị bồi lắng.
 
Cơ quan chức năng chỉ còn phương án cuối cùng là tăng cường điều tiết 24/24 giờ để kiểm soát lượng sà lan chui qua cầu và “giải cứu” mỗi khi cầu Bình Lợi gặp nạn.
 
Khả năng này cũng không chắc ăn vì từ trước đến nay, cây cầu này vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt nhưng thỉnh thoảng cầu vẫn bị đâm, vụ mới nhất làm lệch gối cầu đến 5 cm.
 
Vì vậy, từng ngày, cứ phải thắc thỏm âu lo cho tình trạng “sức khỏe” của cầu Bình Lợi.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo