xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TPHCM vào mùa... kẹt xe

Ánh Nguyệt

Sau nhiều tháng tạm thời thông thoáng, tình hình giao thông trên địa bàn TPHCM bắt đầu căng thẳng trở lại khi bước vào mùa tựu trường

Theo Sở GTVT TPHCM, việc đào đường đặt cống thoát nước ở TP trong năm 2010 chỉ bằng gần phân nửa năm 2009, nghĩa là kẹt xe do đào đường sẽ giảm đáng kể, đặc biệt trong nội ô TP.
 
Tuy nhiên, kẹt xe vẫn bùng nổ vào đầu năm học mới, trong đó “nóng” nhất vẫn là các tuyến đường huyết mạch và các cửa ngõ vào TP.
 
Hỗn loạn ở các cửa ngõ
 
Hiện nay, tình hình đào đường đã giảm đáng kể nhờ dự án vệ sinh môi trường TP lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và dự án cải thiện môi trường nước TP sắp xong, chỉ còn dự án nâng cấp đô thị “tấp nập”  đào đường trong năm 2010.
 
Dự án này sẽ đào tổng cộng hơn 20 km đường, tập trung ở các quận vùng ven 6, 11, Bình Tân, Tân Phú với khoảng 20 tuyến đường, như Phạm Đình Hổ, Phạm Văn Chí (quận 6), An Dương Vương, Tân Hòa Đông, Bà Hom (Bình Tân), Âu Cơ, Lũy Bán Bích, Lạc Long Quân (quận 11, Tân Phú).
 
Việc “lô cốt” mọc lên ở các tuyến đường trên sẽ làm “bít” cửa ngõ phía Tây. Đã vậy, nhà thầu thi công nút giao Bình Thuận (thuộc đường cao tốc TPHCM – Trung Lương) ở giao lộ Quốc lộ 1A - Nguyễn Văn Linh nhiều lần gây ngập nặng càng làm cho giao thông ở khu vực cửa ngõ phía Tây trở nên hỗn loạn.
 
Tương tự cửa ngõ phía Tây, khu vực cầu Bình Triệu – Quốc lộ 13 cũng kẹt xe như cơm bữa vì lượng xe ra vào quá nhiều trong khi đường sá chật hẹp, lại bị đường sắt cắt ngang.
 
Theo nhận định, tình trạng kẹt xe ở khu vực này sẽ tiếp diễn dài dài, chỉ khi nào dự án cầu đường Bình Triệu 2 hoàn thành thì tình hình mới được cứu vãn.  
 
img
Giao thông ùn ứ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 - TPHCM sáng 31-8. Ảnh: TẤN THẠNH

Thế nhưng, dự án này đã khởi động cách đây 10 năm, đến nay vẫn đang ở bước sửa chữa thiết kế dự án để kết nối với dự án đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài.
 
Theo Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP, nếu việc giải phóng mặt bằng hoàn thành vào giữa năm 2011 thì đến năm 2013, khu vực Xô Viết Nghệ Tĩnh – cầu Bình Triệu – Quốc lộ 13 – Kha Vạn Cân mới trở nên dễ thở.
 
Tuyến đường huyết mạch ở cửa ngõ phía Đông Bắc TP là xa lộ Hà Nội cũng nằm trong tình trạng báo động về kẹt xe. Tuyến đường này vốn đã quá tải với 15.000 lượt xe mỗi ngày, nay bị rào lại để thi công mở rộng nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến giao thông khu vực.
 
Trung tá Trần Văn Thương, Đội trưởng Đội CSGT Rạch Chiếc, cho biết: “Việc rào chắn đã tạo ra các nút thắt cổ chai và trộn dòng xe tải lẫn xe hai bánh khiến phương tiện di chuyển khó khăn và bị dồn ứ”.
 
Nội thành cũng căng thẳng
 
Hiểu rõ việc dồn dân, dồn phương tiện giao thông vào nội thành sẽ gây kẹt xe nên giải pháp hạn chế xây cao ốc trong nội thành luôn được TP chú trọng trong các kế hoạch kéo giảm ùn tắc giao thông.
 
Thế nhưng, theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng, trong 130 dự án phát triển nhà ở được phê duyệt 5 năm gần đây, có đến 63 dự án nằm trong nội thành.
 

Một trong 6 chương trình đột phá

 
Tại buổi làm việc với Bộ Chính trị mới đây, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải cho biết TP đã đề ra 6 chương trình đột phá trong 5 năm tới. Cụ thể, ngoài giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách hành chính, tái cấu trúc nền kinh tế, một chương trình khác không kém phần quan trọng là giảm ùn tắc giao thông cũng sẽ được TP tập trung giải quyết trong thời gian tới.

L.Trang

Theo sở này, phát triển cao ốc sẽ dẫn đến việc tăng dân số cục bộ trong khu vực, gây áp lực lớn cho hệ thống hạ tầng giao thông của TP vốn đã quá tải.
 
Theo số liệu mà chúng tôi có được, từ đầu năm đến nay, có khoảng 40 cao ốc hoàn thành đưa vào sử dụng, trong đó có 20 cao ốc nằm ở các quận trung tâm, tập trung ở các tuyến đường có mật độ giao thông cao như Cao Thắng, Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa...
 
Một nguyên nhân nữa khiến kẹt xe càng trở nên trầm trọng là sự gia tăng lượng người nhập cư và sự phát triển ồ ạt của phương tiện cá nhân.
 
Ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở GTVT TPHCM, cho biết hiện mỗi ngày TP có khoảng 100 ô tô và trên 1.000 xe gắn máy đăng ký mới.
 
Hiện tại, TP có hơn 4,5 triệu phương tiện giao thông, trong khi diện tích mặt đường vẫn không thay đổi.
 
Việc “nở nồi” của phương tiện giao thông khiến vận tốc di chuyển trên một số tuyến đường của  TP giảm thảm hại, chẳng hạn như đường Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa chỉ còn 13,7 km/giờ vào giờ cao điểm sáng và 11,4 km/giờ buổi chiều; đường Tôn Đức Thắng chỉ còn 12,4 km/giờ buổi sáng, đường 3 Tháng 2 chỉ còn 10 km/giờ, đường Nguyễn Thị Minh Khai 14,1 km/giờ...
 
Một lãnh đạo Công an TPHCM cho biết nếu không có biện pháp nhanh chóng hạn chế lượng người nhập cư và sự gia tăng chóng mặt của phương tiện cá nhân, chẳng bao lâu nữa TP sẽ “đứng” tại chỗ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo