xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vào tù vì mạo danh "thanh tra chính phủ" để lừa đảo

Theo Hữu Trọng (CAĐN)

Rời quê lên thành phố, cặp đôi bỗng biến thành "thanh tra chính phủ" và lừa đảo rồi cùng đồng phạm nhận án tù

Tại TAND tỉnh Nghệ An, TAND Tối cao vừa đưa vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hàng trăm nghìn USD và nhiều tỷ đồng xảy ra tại huyện Yên Thành, Nghệ An ra xét xử phúc thẩm theo đơn kháng án của bị cáo. Trong hàng chục bị hại, người ít nhất là 12 ngàn USD cùng hàng chục triệu đồng vì tin cặp đôi mạo danh là “thanh tra chính phủ” lừa đảo.

Theo kết quả điều tra, sau khi học xong THPT, vợ chồng Ngô Thu Lý (trú xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) rời quê xuống Hà Nội thuê phòng trọ ở để làm phiên dịch tự do tiếng Trung Quốc. Cũng thời gian này, Lý gặp Giáp Văn Trung (cùng huyện nhưng khác xã) đang làm “cửu vạn” tại Hà Nội.

Lý thông báo: “Em có người nhận bảo lãnh đưa người sang lao động tại Canada và Hàn Quốc làm việc, nếu chúng ta tìm được một người để đưa sang lao động thì sẽ được hưởng 300 - 50 0USD”. Lý còn bảo Trung, người muốn đi lao động tại Hàn Quốc phải thu đủ 5.000 USD, còn đi Canada thì thu 7.000 USD... Trung đồng ý và hứa sẽ tìm bằng được những người có nhu cầu xuất khẩu lao động (XKLĐ) để cung cấp cho Lý.

Trung bỏ nghề “cửu vạn”, đánh đường vào huyện Diễn Châu (Nghệ An) rồi tình cờ làm quen với Chu Ngọc Lâm (trú xã Tiến Thành, huyện Yên Thành). Trung nói với Lâm về việc tuyển người đi lao động tại Hàn Quốc, Canada như Lý đã trao đổi trước đó. Để thu thêm lợi nhuận, Trung nâng lệ phí cao gấp đôi so với Lý đưa ra, tức là 10.000 USD/người nếu đi Hàn Quốc, trước mắt phải nộp cho Trung 7.000 USD. Còn đi Canada thì thu 12.000 USD, nộp trước cho Trung 9.000 USD, phần còn lại thì các lao động phải nộp đủ trước khi xuất cảnh. Trung bảo Lâm: Nếu tìm được nhiều người đi thì sẽ được hưởng hoa hồng cao hơn 200-300 USD/người sau khi đã xuất khẩu. Lâm tin tưởng, nghĩ đó là việc đưa người đi XKLĐ chính đáng nên đã nhận lời.

Để Lâm tin tưởng, Trung còn bố trí Lâm ra Hà Nội gặp Ngô Thu Lý và giới thiệu Lý là “cán bộ thanh tra chính phủ”. Tại Hà Nội, sau khi được Lý trang bị những “kiến thức” cơ bản và cách thu hút người dân, Lâm dùng các loại giấy tờ như thông báo tuyển lao động của các công ty nước ngoài... tất cả đều in chữ Việt, nhưng chữ ký, con dấu là của Bộ Lao động Hàn Quốc, Canada, do Trung đưa đến các gia đình có nhu cầu XKLĐ “quảng bá” và tiến hành làm các thủ tục ký hợp đồng XKLĐ và thu tiền.


Bị cáo Trung và Lý tại tòa phúc thẩm.

Bị cáo Trung và Lý tại tòa phúc thẩm.

Tính đến năm 2014, Lâm đã đứng ra thu của 40 người có nhu cầu đi Hàn Quốc. Tổng số tiền mà các bị hại đã nộp cho Lâm là hơn 309.700 USD và hơn 800 triệu đồng. Những người ký hợp đồng XKLĐ chủ yếu là người dân ở huyện Yên Thành và một số xã của huyện Diễn Châu. Đến người thân của Chủ tịch UBND một xã của huyện Yên Thành và người thân bên vợ của Lâm cũng “dính bẫy” bởi những bộ giấy tờ giả. Cũng vì tin Lý và Trung việc XKLĐ là thật nên Lâm đứng ra cam đoan, hứa với những người lao động là 3 tháng sau kể từ ngày nhận hồ sơ, nộp tiền thì sẽ được xuất cảnh, nếu chậm trễ sẽ được hưởng 70% lương/tháng.

Nhưng khi đến hẹn lịch bay thì Lý và Trung lại đưa các thông báo lịch bay bị hoãn với nhiều lý do như người lao động tại Hàn Quốc bỏ trốn... Tuy nhiên, trước sức ép của các bị hại, Lý đã xây dựng “kịch bản” chỉ đạo Trung tìm 2 người dân cửu vạn bạn của Trung trước đây và thuê ô-tô 4 chỗ về huyện Yên Thành cùng với Lý để “trấn an” người lao động.

Tại UBND xã Tiến Thành, một cuộc họp “nóng” đã diễn ra với sự có mặt đông đủ của người lao động. Tại đây, Trung giới thiệu với mọi người, Lý là “cán bộ thanh tra chính phủ”, còn 2 người bạn của Trung, một đang làm việc tại công ty S. và người còn lại là “cán bộ của Bộ Ngoại giao”. Lý cũng thông báo về lịch bay đưa người lao động sang Hàn Quốc, trong thời gian chờ đợi, người lao động sẽ được trả 70% lương. Sau hơn 2 tháng đến ngày hẹn lên máy bay, Lý và Trung lại đưa ra “thông điệp” hoãn chuyến bay với lý do là các công ty ở nước ngoài yêu cầu người lao động nộp thêm tiền “chống trốn” và ai nộp thì được xuất cảnh vào ngày 6-3-2014. Vậy là nhiều người lại bán trâu bò, lúa non để nộp tiền “chống trốn”. Nhưng đến ngày bay như đã hẹn, Lý lại thông báo hoãn lịch bay vì bên nhận lao động yêu cầu người lao động phải có mặt tại quận Thanh Xuân, Hà Nội ngày 28-3-2014, để học định hướng trước khi xuất cảnh. Lúc này mọi người mới biết mình lừa nên viết đơn gửi CA huyện Yên Thành, tố cáo hành vi của Lý và Trung. Sau một thời gian điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ, từ tháng 3-5-2015, các đối tượng Lý và Trung lần lượt bị CQĐT bắt giữ về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Qua quá trình điều tra, CA tỉnh Nghệ An đã làm rõ, đã có 40 người có nhu cầu đi XKLĐ nộp cho Lâm tổng cộng 309.700 USD và 805 triệu đồng. Sau khi thu, Lâm đã chuyển cho Lý 281.000 USD và 327,580 triệu đồng; chuyển cho Trung 292.000 USD và 119 triệu đồng. CQĐT cũng làm rõ, ngoài thu tiền, ngoại tệ của Lâm, Trung còn trực tiếp thu của 6 người khác gồm 19.500 USD và 372,58 triệu đồng. Tổng 2 khoản mà Trung đã thu của Lâm và trực tiếp thu của người lao động là 311.500 USD và 491,58 triệu đồng. Số này Trung nộp cho Lý 281.700 USD và 119 triệu đồng. Trước đó, Lý đã đưa cho Lâm 20.000 USD và 130 triệu đồng để Lâm trả lại cho một số người đã nộp tiền đi XKLĐ do bị đòi ráo riết. Trong quá trình điều tra, Lý đã nộp cho CQĐT 150 triệu đồng nhằm khắc phục một phần hậu quả.


Phiếu thu tiền của người có nhu cầu XKLĐ tại Hàn Quốc do Lý đưa cho Trung.

Phiếu thu tiền của người có nhu cầu XKLĐ tại Hàn Quốc do Lý đưa cho Trung.

Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt Ngô Thu Lý 18 năm tù, Giáp Văn Trung 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Về trách nhiệm dân sự, HĐXX cũng buộc Lý phải bồi thường cho anh Chu Ngọc Lâm hơn 6,5 tỷ đồng; Trung phải bồi thường cho anh Lâm hơn 1 tỷ đồng, để anh Lâm trả cho các bị hại mà trước đó anh đã thu. Tòa cũng buộc Trung phải bồi thường cho 11 bị hại ở Nghệ An và Bắc Giang do Trung trực tiếp lừa đảo tổng 80,7 triệu đồng. Buộc Lý phải bồi thường cho một bị hại ở xã Tiến Thành, huyện Yên Thành 3.000 USD.

Cho rằng bản án sơ thẩm mà tòa đã tuyên là cao, Lý và Trung đã viết đơn kháng án. Mới đây, tại Nghệ An, TAND Tối cao đưa vụ án ra xét xử theo đơn kháng án của các bị cáo. Sau khi xem xét tình tiết nội dung vụ án, xét thấy các bị cáo không đưa ra được các tình tiết mới để giảm nhẹ, HĐXX đã tuyên y án sơ thẩm, sửa lại một phần hình phạt dân sự. Vụ án đã khép lại những bị hại ra về mang theo nỗi buồn, không biết khi nào lấy lại được số tiền lớn trên để khỏa món nợ đã vay ngân hàng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo