icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Ba anh em, một chí hướng

Bài và ảnh: NGỌC LINH

Nhờ được định hướng, có mục tiêu cụ thể, họ đã phát huy được kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng khi sang Nhật Bản làm việc để về quê hương tạo dựng sự nghiệp

Có 3 anh em ruột tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cùng qua Nhật Bản làm việc, đã nỗ lực học hỏi để kết nối, đưa công nghệ sản xuất, kỹ thuật tiên tiến nhất của Nhật Bản về Việt Nam. Họ có chung một khát vọng là "người Nhật làm được thì người Việt cũng làm được".

Thành quả của sự kiên trì

Năm 2002, anh cả Nguyễn Ngọc Trung sau khi tốt nghiệp kỹ sư cơ khí chế tạo máy, đầu năm 2003 được Công ty TNHH Esuhai đưa sang Nhật Bản làm việc với tư cách tu nghiệp sinh.

Trong 6 tháng đầu khi sang Nhật Bản, Trung chỉ được làm một công việc là lau máy (mỗi ngày 12 - 16 giờ). Do vậy, động lực lúc đó trỗi dậy mạnh mẽ, ngoài ngủ khoảng 4 giờ/ngày, phần lớn thời gian còn lại là làm việc, học thêm tiếng Nhật và nghiên cứu kỹ thuật sản xuất linh kiện cơ khí của người Nhật. 

Nỗ lực không mệt mỏi của Trung cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng khi công ty nơi làm việc cử anh về quản lý nhà máy tại Việt Nam sau khi hết thời hạn làm việc tại Nhật Bản. Ở Việt Nam, Trung đã khẳng định được kỹ năng, phẩm chất của một kỹ sư cơ khí chính xác khiến lãnh đạo công ty ở Việt Nam và Nhật Bản rất hài lòng.

Ông Lê Long Sơn (thứ 2 từ phải qua) cùng 3 anh em Nguyễn Ngọc Trung, Nguyễn Ngọc Dũng, Nguyễn Ngọc Hiếu

Ông Lê Long Sơn (thứ 2 từ phải qua) cùng 3 anh em Nguyễn Ngọc Trung, Nguyễn Ngọc Dũng, Nguyễn Ngọc Hiếu

Năm 2007, từ những kiến thức đã có, cùng với mối quan hệ được gầy dựng từ lúc còn làm việc ở Nhật Bản, Trung quyết định thành lập Công ty TNHH Liên doanh Điện tử chính xác Okutomi - Nguyễn (O.N. Precision) tại huyện Củ Chi, TP HCM. Bước đầu ra riêng, Trung đã thành công với định hướng của mình. 

Hiện O. N. Precision là công ty sở hữu công nghệ gia công cơ khí chính xác đến 3 micromet và tham gia chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp Nhật Bản. Qua đó, đã chứng minh được khát vọng "người Nhật làm được thì người Việt cũng làm được".

Cũng như anh cả, em út Nguyễn Ngọc Hiếu sau khi tốt nghiệp đại học đã tham gia chương trình tu nghiệp sinh tại Nhật Bản thông qua Công ty Esuhai. Kết thúc 3 năm thực tập về nước, năm 2012 Hiếu quay lại Nhật Bản thông qua chương trình kỹ sư và làm việc tại Công ty Tsukasa Industry. 

Bằng tài năng của mình, chỉ trong thời gian ngắn, Hiếu được công ty đề nghị quay về Việt Nam thành lập công ty và liên kết với họ để cùng triển khai các dự án cũng như phát triển mở rộng thị trường tại Việt Nam. Năm 2014, Hiếu thành lập Công ty TNHH MTV V.N.T Việt Nam (V.N.T Việt Nam) tại cụm công nghiệp Lai Xá (TP Hà Nội).

Hiện V.N.T Việt Nam đã mở rộng sản xuất bằng việc xây dựng nhà máy ở huyện Củ Chi. Các sản phẩm cơ khí chính xác tinh xảo của V.N.T Việt Nam đã tiếp cận được các công ty lớn của Nhật Bản tại Việt Nam cũng như xuất khẩu ngược sang Nhật Bản.

Đào tạo nghề cho lao động trẻ

Còn người em giữa Nguyễn Ngọc Dũng, sau khi tốt nghiệp đại học cũng sang Nhật Bản làm việc theo diện kỹ sư. Chật vật xoay xở trong thời gian đầu nhưng cũng bằng ý chí, nghị lực, Dũng đã tìm được "đất dụng võ" khi đầu quân cho Công ty Hisaka - một doanh nghiệp khá lớn chuyên về thiết kế, chế tạo hệ thống trao đổi nhiệt cho các nhà máy lọc dầu, nhà máy phát điện. Công việc của Dũng là thiết kế, hướng dẫn vận hành máy trao đổi nhiệt cho các nhà máy lọc dầu, nhà máy điện hạt nhân, nhà máy nhiệt điện, tàu thủy hạng lớn...

Sau 9 năm làm việc tại Nhật Bản, Dũng trở về Việt Nam và nhanh chóng đóng góp trí tuệ của mình khi trở thành kỹ sư thiết kế chính cho hệ thống trao đổi nhiệt của nhà máy nhiệt điện trong dự án lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa). Hiện Dũng là Giám đốc Công ty CP Cơ khí Công nghiệp VNP, cũng đặt tại huyện Củ Chi.

Hiện các công ty của 3 anh em là tổ hợp thiết kế, sản xuất, chế tạo cơ khí chính xác tại huyện Củ Chi. Dù là những công ty riêng nhưng liên kết chặt chẽ, cùng nhau đào tạo con người, phát triển kỹ thuật, kỹ năng cho lao động trẻ để đưa ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng cao ra thị trường.

Tự hào về 3 học viên mà mình trực tiếp kết nối sang Nhật Bản làm việc rồi trở về khởi nghiệp thành công, ông Lê Long Sơn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Esuhai Group, cho rằng việc định hướng sự nghiệp ngay từ đầu vô cùng quan trọng đối với những lao động muốn ra nước ngoài làm việc. 

Ông khẳng định dù ở Nhật Bản hay bất cứ quốc gia nào, nếu người lao động có sự chuẩn bị tốt về ngôn ngữ, văn hóa, nỗ lực và chân thành thì con đường đến thành công sẽ rộng mở. "Khi ra nước ngoài làm việc, đừng nghĩ đó là đi làm kiếm tiền mà hãy xem đó là một khóa học. Có như vậy, khi về nước, người lao động sẽ định hình được cho mình lộ trình phát triển nghề nghiệp vững bền, tạo ra nhiều giá trị cho bản thân, cho quê hương, đất nước" - ông Sơn nói.

Ông Nakamura Taji, chủ Công ty Tsukasa Industry, rất tự hào và nể phục Nguyễn Ngọc Hiếu - người được ông tín nhiệm cử về Việt Nam. Ông tâm sự hơn 40 năm xây dựng doanh nghiệp, đào tạo hàng trăm kỹ sư nhưng gặp rất ít người như Hiếu. Chỉ trong thời gian ngắn, Công ty V.N.T Việt Nam của Hiếu đã thực hiện được tất cả công đoạn - từ thiết kế, chế tạo cho đến vận hành một dây chuyền sơn theo đơn đặt hàng một cách hoàn hảo, điều mà kỹ sư Nhật chưa hẳn làm được. 

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Ba anh em, một chí hướng- Ảnh 2.

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Ba anh em, một chí hướng- Ảnh 3.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo