xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần giải pháp ngăn chặn game bạo lực

QUÝ LÂM

Sau khi Báo NLĐ đăng loạt bài phản ánh các vấn nạn liên quan đến nghiện game online, nhiều bạn đọc đề nghị báo tiếp tục thông tin những tác hại của game online để cảnh báo nhằm góp phần ngăn chặn những thảm họa này

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, các bạn trẻ một khi vô tình đã “nghiện” game online, khí chất các em sẽ dễ trở nên hung hăng hơn, thường tỏ ra dễ dàng xung đột với người lớn và học hành tụt hậu.

img

Nhiều tiệm net ở làng đại học (Thủ Đức - TPHCM) mở 24/24 giờ để phục vụ sinh viên Ảnh: THÀNH ĐỒNG

 
Hậu quả khó lường
 
Tại một số nước có trò chơi game online phát triển sớm, nhiều nhà khoa học, các chuyên viên y khoa và tâm lý đã có những công trình nghiên cứu tác hại của trò chơi giải trí này.
 
Những đứa trẻ thích đâm chém trong những game online thường có xu hướng chọc ghẹo, quậy phá bạn bè. Chúng thường hay cáu gắt và tâm thần không ổn định, có lẽ do những trẻ này vẫn thường phải chịu đựng một cảm giác trái ngược bên trong giữa cái tôi thực tế và cái tôi ảo. Do hãy còn quá nhỏ, chúng cũng chưa thể khẳng định được cái tôi thực là như thế nào.
 
Tiến sĩ Kevin Kieffer (Trường Đại học Saint Leo ở Florida, Mỹ) đã đưa ra nhận xét trong một tài liệu chuyên ngành: “Các game thủ trẻ tuổi thường có xu hướng bắt chước những hành động mà chúng vừa thể hiện trong game. Riêng những triệu chứng của nghiện net, nghiện game bao gồm: Luôn bị ám ảnh bởi game; mất khả năng thực hiện những công việc bình thường hằng ngày; mất khả năng tự kiểm soát; mọi sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn; cảm thấy bồn chồn sốt ruột khi không được lên mạng chơi game...”.
 

Tác động của game bạo lực không mang tính tức thì nhưng những khuôn mẫu ứng xử trong các trò chơi này sẽ dần dần ăn sâu vào tiềm thức của người chơi. Và sau này, khi con người ta rơi vào một tình huống tương tự thì các khuôn mẫu ứng xử đó sẽ lập tức “sống lại” và người ta sẽ sử dụng nó như một phương thức hữu hiệu để giải quyết tình huống.

Một nghiên cứu khác của Peterson có tên “Some things you should know about media violence” được thực hiện vào năm 2000 cho thấy những trò bạo lực trên truyền thông sẽ làm gia tăng tính gây hấn và các hành vi phản xã hội nơi trẻ em; gia tăng sự sợ hãi khi rơi vào tình huống là nạn nhân; làm cho trẻ em ngày càng ít nhạy cảm hơn đối với bạo lực cũng như các nạn nhân của bạo lực; làm gia tăng sự ham thích đối với việc giải trí bằng bạo lực.

 
Đòi hỏi bức thiết
 
Ông H.S (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Đọc bài trả lời phỏng vấn của ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM, trên Báo NLĐ tôi nghĩ chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước đã nhìn thấy mối nguy hại cho xã hội qua game bạo lực. Vấn đề cấp thiết hiện nay là Nhà nước cần có giải pháp để ngăn chặn mối nguy hại này”.
 
Ông S. kể lại con trai ông, nhiều năm là học sinh giỏi, gần đây sa vào game online một cách điên dại. Nó đã nhiều lần bỏ học, bỏ nhà đi qua đêm. Do học hành sa sút và bỏ học nhiều, có nguy cơ bị nhà trường đuổi học.
 
Nguy hại nữa là nó đã trở thành con người vô trách nhiệm, tính tình hung bạo, hỗn láo với cha mẹ và người thân, né tránh cuộc sống thực. Suốt ngày nó chỉ đắm đuối, mơ màng với cuộc sống ảo tưởng.
 
Cả nhà ông S. luôn sống trong tâm trạng lo lắng, buồn phiền, bất lực. Mỗi khi con bỏ nhà đi đêm, cả nhà buồn như có đám, mất ăn, mất ngủ.
 
Ông S. nói rằng thực trạng con ông không phải là cá biệt. Một lần ông chứng kiến một phụ nữ vừa bán hàng vừa mếu máo, khi hỏi thì được biết con chị đã bỏ nhà đi game online hai ngày nay chưa thấy về.
 
Ông V.Q. Đ (quận Bình Tân, TPHCM) than phiền: “Nhiều đêm đi tìm con lúc 2, 3 giờ sáng, tôi hiểu tại sao lũ trẻ lại không chống nổi cám dỗ đi chơi đêm. Đó là vì thấy rất nhiều cửa tiệm game online mở cửa thâu đêm và chứa trẻ con, cả trai lẫn gái. Điều này chính quyền hoàn toàn biết, nhưng chưa kiên quyết dẹp bỏ. Để tối đa hoá lợi nhuận, các nhà thiết kế game online đã tìm mọi thủ đoạn để lừa trẻ con vào một cuộc đắm chìm vô độ. Con tôi bỏ học cả tuần chơi suốt ngày đêm vẫn không chán”.
 
Theo  ông Đ. doanh nghiệp vì lợi nhuận họ có thể làm mọi cách để khai thác dịch vụ khá béo bở này, nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước làm ngơ mới là điều đáng nói. Người dân và xã hội đòi hỏi Nhà nước cần có ngay giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn mối nguy hại cho thế hệ trẻ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo