xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bạo lực học đường: Phải tự chịu trách nhiệm

Nhóm phóng viên

Chỉ ra những thiếu sót của nhà trường, gia đình, xã hội... nhưng lại quên mất đối tượng chính là những học sinh gây nên bạo lực học đường

Học sinh đánh nhau trong trường nhưng chỉ khi được lan truyền trên mạng thì nhà trường mới biết thì rõ ràng sự quản lý của nhà trường rất yếu” - ông Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, đã thẳng thắn nhận định về tình hình bạo lực học đường hiện nay.

Hỏng rất nhiều khâu

Là người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý học sinh, bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT Tư thục Ngô Thời Nhiệm (TP HCM), nhìn nhận chuyện học sinh đánh nhau phải có mâu thuẫn từ lâu chứ không thể là hành động bột phát. Khi xảy ra vụ việc thì trách nhiệm thuộc về nhiều người chứ không riêng cá nhân nào.

Học sinh cần được tạo điều kiện để gần gũi với nhau. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm trong giờ ngoại khóa tại Thảo Cầm Viên (TP HCM)Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Học sinh cần được tạo điều kiện để gần gũi với nhau. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm trong giờ ngoại khóa tại Thảo Cầm Viên (TP HCM)Ảnh: HOÀNG TRIỀU

“Chừng 5 năm trở lại đây, năm nào Trường THPT Tư thục Ngô Thời Nhiệm cũng phối hợp với sinh viên Trường ĐH Luật TP HCM hay các cơ quan chức năng tổ chức các phiên tòa giả định tại trường để học sinh tham gia. Tưởng chừng các em chỉ tham gia vai công an, tòa án hay vai chính diện nhưng thực tế nhiều em cũng muốn vào vai phản diện. Qua những phiên tòa giả định này, suy nghĩ, hành động của học sinh tiến bộ rất rõ” - bà Vĩnh cho biết.

Từng làm trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên của Sở GD-ĐT TP HCM, ông Trần Khắc Huy cho rằng ngăn tình trạng học sinh đánh nhau cần giải quyết căn bản từ gốc rễ của vấn đề. Giải pháp đầu tiên là phải củng cố phòng tư vấn học đường. Các nhân viên tư vấn phải thân thiện, gần gũi với học sinh để chia sẻ, giải tỏa tâm lý cho các em. Biện pháp tiếp theo là cải tổ công tác giám thị để giám thị có nhiều “tai mắt” và quan tâm đến học sinh hơn. Lực lượng công an, dân phòng cũng tăng cường công tác an ninh, trật tự khu vực trường học để giải quyết các tệ nạn bên ngoài trường và giải tán đám đông học sinh tụ tập. Ngoài ra hằng năm, sở GD-ĐT đều tổ chức đối thoại với học sinh phổ thông để lắng nghe những tâm tư, suy nghĩ của các em...

Bỏ quên “nhân vật chính”

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, phân tích: Khi nhắc đến bạo lực học đường, lâu nay chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho thầy cô nhiều hơn là làm rõ trách nhiệm với cha mẹ học sinh. Phải học tập các nước tiên tiến, mọi hành vi của trẻ vị thành niên, cha mẹ đều phải chịu trách nhiệm theo những điều luật cụ thể. Cha mẹ phải phối hợp với các trường học, các nhà tư vấn tâm lý để tự giải quyết vấn đề của con mình.

Ở khía cạnh khác, chúng ta không thiếu nội dung giáo dục nhưng nguồn lực con người và cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh còn yếu và thiếu. Giờ đạo đức chỉ trông vào 1 tiết giáo dục công dân, 1 tiết sinh hoạt lớp, còn muốn giáo dục gì thêm lại phải tổ chức ngoại khóa. Còn cán bộ tâm lý học đường, thời gian để dạy kỹ năng sống, để giải quyết những vấn đề “dạy người” thì không có. “Nhân vật chính để giải quyết công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo viên chủ nhiệm không được coi trọng, không được chọn lọc, không được trả lương thỏa đáng để họ chuyên tâm làm công tác giáo dục đạo đức một cách chuyên nghiệp” - TS Lâm nói.

Theo TS Lâm, lâu nay chúng ta chỉ ra những thiếu sót của nhà trường, gia đình, xã hội... nhưng lại quên mất đối tượng chính là những học sinh gây nên bạo lực học đường. Những học sinh này không được giáo dục đến nơi, đến chốn. Đặc biệt, phải bắt các học sinh này chịu trách nhiệm về hành vi của mình, nhất là những hành vi quá mức, dẫn đến vi phạm pháp luật. Những học sinh ở tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật tuy chưa thể bắt các em ra tòa nhưng luật pháp phải có chế tài xử lý với những học sinh đã gây hậu quả nghiêm trọng như giam giữ có thời hạn để giáo dục hay phạt cải tạo lao động công ích

Mời bạn đọc tham gia diễn đàn

Bạo lực học đường xảy ra liên tiếp trong thời gian qua khiến dư luận hoang mang, lo lắng. Đâu là nguyên nhân gây nên vấn nạn này? Giải pháp nào có thể ngăn chặn tình trạng học sinh “xử” nhau như ở ngoài xã hội? Liệu đuổi học hoặc đình chỉ học một thời gian đối với học sinh tham gia đánh nhau có là biện pháp khả thi…?

Mời bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến cho diễn đàn “Bạo lực học đường: Lỗi tại ai?”. Bài viết, ý kiến, hình ảnh xin gửi về địa chỉ mail: bandoc@nld.com.vn. Bạn cũng có thể tham gia ở mục “Thăm dò ý kiến” hoặc ở cuối mỗi bài viết của diễn đàn này trên nld.com.vn.

Bài viết sử dụng tiếng Việt có dấu, vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh, địa chỉ, số điện thoại liên hệ và số tài khoản (nếu có).

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo