xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật

Thẩm phán Nguyễn Việt Hồng (TAND huyện Nhà Bè, TP HCM)

Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, giảm oan sai… để hạn chế tội phạm

Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động rất lớn đến văn hóa, giáo dục và tạo ra lối sống thực dụng trong một bộ phận người trẻ hiện nay. Trong khi đó, những quy định về pháp luật hiện hành còn nhiều lỗ hổng để ngăn ngừa tội phạm hữu hiệu.

Luật vừa thừa vừa thiếu

Ít có quốc gia nào mà hệ thống pháp luật lại “nhiều tầng, nhiều lớp” như ở ta. Văn bản quy phạm pháp luật ban hành quá nhiều nên chồng chéo nhau nhưng không bao quát hết dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và áp dụng cũng khác nhau. Ngay cả những người làm việc trong ngành tòa án, luật, công an... cũng “hoa cả mắt” với hệ thống pháp luật hiện nay. Chỉ cần 6 tháng không truy cập mới, người làm nghề đã lạc hậu thì làm sao người dân hiểu được pháp luật để chấp hành. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng là triển khai, phổ biến pháp luật đến người dân cũng còn bất cập.

Đối với chức năng kiểm tra và xử lý vi phạm, tổ chức triển khai phòng chống tội phạm cũng còn nhiều lỗ hổng. Trong những năm qua, ngành công an, tòa án, viện kiểm sát đã có nhiều thành tích trong phòng chống tội phạm, nhưng theo tôi là chưa đủ. Ví dụ, trường hợp cướp dã man ở TP HCM vừa qua, việc này đã diễn ra từ rất lâu rồi, chỉ khi các phương tiện truyền thông lên tiếng nhiều nên người dân có cảm giác bây giờ cướp giật mới bộc phát.

 

Căn biệt thự nơi vừa xảy ra vụ án giết 6 người gây chấn động dư luận ở Bình PhướcẢnh: Như Phú
Căn biệt thự nơi vừa xảy ra vụ án giết 6 người gây chấn động dư luận ở Bình PhướcẢnh: Như Phú

 

Oan sai, tội phạm nhởn nhơ

Câu chuyện oan sai rất đau lòng. Đau lòng cho người bị oan sai nhưng nghiêm trọng hơn là tội phạm vẫn nhởn nhơ ngoài xã hội và có thể họ sẽ tiếp tục gây án.

Tôi lấy ví dụ về vụ án 2 nhóm hát karaoke đâm chém nhau ở đường số 2, quận Đống Đa, Hà Nội cách đây 3 năm. Người chủ karaoke cầm dao đi từ đầu tới cuối con đường nhưng chỉ bị xử tội che giấu tội phạm? Trong khi 3 cô gái liên quan đến vụ án, có một cô tuổi vị thành niên gọi điện hỏi thăm nhóm gây án ở đâu thì lại bị 9 năm tù. Trái lại, người cầm đầu một trong 2 nhóm đâm chém nhau, chỉ đạo cho cô bé này gọi điện thì không bị kết tội. Đến nay, các đối tượng chính của vụ án đang sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Trong công tác cải tạo, chúng ta cũng làm chưa nghiêm. Cải tạo ở các trại chủ yếu để giáo dục, tôi cho rằng công tác này quá thiếu. Nhiều trường hợp phạm tội bị án 10 năm nhưng cải tạo chỉ 5-6 năm đã được ra và họ tiếp tục phạm tội. Như thế thì việc cải tạo để ngăn ngừa và răn đe tội phạm đã thất bại.

Để hạn chế và đẩy lùi tội phạm có hiệu quả, trước tiên phải thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật tại địa phương. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, phải được triển khai thường xuyên và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các tổ chức địa phương. Kế đến, cần tập trung lực lượng tấn công, truy quét các ổ nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm có tổ chức... làm trong sạch địa bàn và hạn chế thấp nhất những hành vi vi phạm pháp luật.

Ngành tòa án cần tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương đưa ra xét xử lưu động những vụ án ở những nơi thuộc điểm nóng về tội phạm để răn đe.

 

30% người mãn hạn tù tiếp tục phạm tội

Thiếu tá Lê Hữu Phước - Đội trưởng Đội CSĐT về trật tự xã hội, Công an quận 8, TP HCM - cho biết đa phần thủ phạm trong những vụ án nghiêm trọng đều sử dụng chất kích thích. Do vậy, nhiều đối tượng thực hiện bằng được hành vi chỉ để thỏa mãn ham muốn, ý thích ngay lúc đó chứ không tính toán, điều nghiên trước khi phạm tội. Càng ngày, các nhóm côn đồ, nhóm trẻ vị thành niên càng manh động, hung hãn.

Cuộc sống đầy đủ lại không nhận được sự quan tâm sâu sát của gia đình và xã hội, giới trẻ sống ngày một thực dụng, buông thả, thiếu định hướng cho cuộc sống tương lai của mình. Nhiều trường hợp, thủ phạm nhỏ tuổi nên chưa có nhận thức đầy đủ cũng như không ý thức được hành động của mình.

Một thực tế đáng quan tâm là 30% người mãn hạn tù tiếp tục phạm tội khi tái hòa nhập cộng đồng. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước với những người này chưa thực sự phát huy hiệu quả. Cụ thể, nhóm này gặp nhiều khó khăn trong giải quyết việc làm - việc quan trọng nhất để tái hòa nhập cộng đồng. Một khi bơ vơ giữa xã hội, họ sẵn sàng đi vào vết xe đổ để mưu sinh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo