...Tên của tôi là Phan Văn Quang, nếu sử dụng F, J, W, Z thì nó thành ra cái gì !? Nếu đưa các ký tự này vào bảng chữ cái thì sẽ làm những gì tiếp theo? Thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, in lại từ điển… tương đương với một cuộc cải cách giáo dục, tốn bao nhiêu là tiền?
Fan Văn Wang
Nguyễn Đước
Nền giáo dục Việt Nam đã bao lần cải tổ, nhớ có dạo chữ viết được cải tiến y chang “cọng mì gói”, chỉnh tới chỉnh lui mãi rồi trở lại kiểu chữ như xưa! Ý tưởng mới tưởng hay nhưng cứ nhùng nhằng biến thành “cải lùi”, làm cho nền giáo dục cứ như cái chợ, là nơi để thử nghiệm. Nên để thời gian mà cải tiến những thứ khác như phương pháp giảng dạy. Ví dụ, mới đây có phương pháp dạy toán mới (của nước ngoài) cho học sinh, những thứ này mới đáng để tâm đến.
cuti
Một số người cho rằng vì ta đã dùng nhiều ký tự F, J, W, Z nên phải đưa nó vào bộ chữ cái Việt Nam. Không biết những người này có học các môn toán, lý và các môn khác nữa không? Chẳng lẽ ta phải đưa các ký tự an-pha, bê-ta, ep-xi-lon...hay @, & vào bảng chữ cái của ta? Nước nào trên thế giới, cả những nước có nền văn hóa rất phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Nhật... đều phải mượn các ký tự khác khi cần thiết để thể hiện các văn bản chuyên môn và chẳng ai nghĩ đến việc bổ sung sửa chữa lại bảng chữ cái của họ. Chữ viết là của cả dân tộc, không phải là của riêng ai. Việc cải cách chữ viết trước đây tiến hành vội vàng đã gây tác hại không nhỏ cho giáo dục.
Quang Vinh
Tôi ủng hộ ý kiến của TS Vũ Thị Sao Chi và cũng xin có vài lời với ông Nguyễn Văn Khang. Thưa ông, không hiểu trong trọng trách của một phó viện trưởng Viện Ngôn ngữ, ông lại có những phát biểu đánh đồng việc 4 ký tự F, J, W, Z đang được sử dụng rất nhiều để quyết định phải đưa vào bảng chữ cái tiếng Việt. Vậy theo logic này của ông thì sau này có những ký tự khác thuộc các mẫu tự khác được sử dụng nhiều ở Việt Nam, lúc đó ông cũng ủng hộ việc đưa những ký tự đó vào bảng chữ cái tiếng Việt? Xin có ý kiến với những người chủ trì cho đề xuất thêm ký tự vào bảng chữ cái tiếng Việt rằng: Thay vì theo những ý tưởng lãng xẹt như vậy, hãy tìm cách (thực sự là nên quyết liệt mà tìm cách đi) để bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Lý Khánh Minh
Tiếng Việt chúng ta có nguồn gốc từ tiếng Latin, bổ sung cho phù hợp với thực tế là việc cần thiết phải làm. Như trong hóa học, sắt thì ký hiệu Fe, không dùng F thì dùng từ gì? Chẳng lẽ đi mượn nước ngoài mãi sao; thầy giáo đọc công suất là 40 Oát, không viết 40W thì viết gì? Tôi không đồng ý với cách ví dụ của TS Vũ Thị Sao Chi: “... trẻ con thay vì viết từ “gia đình”, sẽ viết thành từ “za đình”. Nói vậy không đúng. Chúng ta có quy định về chính tả, không thể lẫn lộn vậy được. Ví dụ: từ “bản” không thể thay thế từ “bảng”, từ “da” không thể thay thế từ “gia”, từ “ti” không thể thay thế từ “ty”, ... Xã hội ngày càng phát triển, không thể nói mấy chục năm qua sử dụng tiếng Việt có vấn đề gì đâu mà giờ thay đổi? Xin thưa, đây là bổ sung để cho phù hợp. Mấy chục năm qua chúng ta thiếu mà chúng ta không hề biết.
Trần Văn Thật
Không phải là chủ trương của Bộ GD-ĐT Theo TTXVN, ngày 10-8, Chánh Văn phòng GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng đã khẳng định: Việc đề xuất “thêm ký tự F, J, W, Z cho bảng chữ cái tiếng Việt” chỉ là ý kiến cá nhân của một số cán bộ nghiên cứu của Cục Công nghệ Thông tin. Các ý kiến này chưa được đưa ra thảo luận trong ban soạn thảo, đây không phải là chủ trương của Bộ GD-ĐT. Trong những ngày vừa qua, có thông tin về việc trong dự thảo “Thông tư ban hành quy định về sử dụng font chữ tiếng Việt trên máy tính trong hệ thống giáo dục quốc dân” của Bộ GD-ĐT có nội dung: “Thêm ký tự F, J, W, Z cho bảng chữ cái tiếng Việt”. Tuy nhiên, theo quy định, trong quy trình xây dựng thông tư, có việc xin ý kiến rộng rãi qua mạng. Nhưng đến nay, bản dự thảo vẫn chưa có được phiên bản đầu tiên, chưa có nội dung cụ thể để phát triển thành văn bản của thông tư nên chưa đến giai đoạn công bố để xin ý kiến rộng rãi. P.Hồ |
Bình luận (0)