xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấp cứu bằng xe 2 bánh: Nhanh chóng, tiện lợi

PHẠM DŨNG

Mô hình xe cấp cứu 2 bánh đang được thí điểm về quy trình phối hợp, sắp tới sẽ triển khai ở những địa bàn đông dân cư, giao thông khó khăn

Đến chiều 9-11, sức khỏe cụ ông Nguyễn Tám (92 tuổi; ngụ quận 1, TP HCM) đã ổn định, chân bớt đau, có thể tự đi lại, vệ sinh cá nhân. Cụ Tám là bệnh nhân đầu tiên của hoạt động thí điểm mô hình xe cấp cứu 2 bánh.

Bác sĩ đến quá nhanh

Ngồi bóp tay cho cha, bà Nguyễn Thị Thuận (68 tuổi, con gái cụ Tám) xuýt xoa khen mô hình cấp cứu này của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Sài Gòn. Bà Thuận cho biết tối 7-11, cụ Tám bị đau và co giật từ bàn chân trái lên đến khớp gối. Đến 10 giờ ngày 8-11, chân cụ Tám có dấu hiệu nặng dần. Thấy cha quằn quại, bà Thuận gọi điện đến Trung tâm Cấp cứu 115 nhờ đưa cụ Tám đến BV.

"Khoảng 10 phút sau, tôi thấy lực lượng cấp cứu di chuyển đến nhà bằng xe 2 bánh. Tôi quá bất ngờ vì chỉ 10 phút các bác sĩ (BS), điều dưỡng đã đến tận giường bệnh của cha tôi thăm khám, chích thuốc, kê toa cho ông" - bà Thuận vui mừng kể.

Trao đổi với chúng tôi, cụ Tám cho biết sau một ngày được cấp cứu tại nhà, được chích và cho thuốc, sức khỏe ông đã đỡ rất nhiều. "BS chẩn đoán tôi bị tăng huyết áp, đau bàn chân và bị gout. Hiện giờ tôi thấy khỏe hơn rất nhiều, tôi cảm ơn các BS đã đến nhanh chóng, vui vẻ và tận tình với bệnh nhân" - cụ Tám cho biết.

Cụ Tám nói thêm: "Chân tôi đau, không thể xuống lầu mà nhà chỉ có tôi và con gái. Nếu không có mô hình cấp cứu này, làm sao tôi xuống lầu được? Chưa kể, nhà trong hẻm thì cũng rất khó để xe cấp cứu lớn vô tới. Mô hình này cần được nhân rộng".

Cấp cứu bằng xe 2 bánh: Nhanh chóng, tiện lợi - Ảnh 1.

Cụ Nguyễn Tám được các bác sĩ cấp cứu tại nhàẢnh: Trịnh Thiệp

Sẽ có ở các địa bàn đông dân

Mô hình xe cấp cứu 2 bánh là đề tài sáng tạo khoa học kỹ thuật của BVĐK Sài Gòn nhằm đáp ứng yêu cầu cấp cứu người dân trên địa bàn quận 1 với đặc thù đông dân cư, nhiều khách du lịch và nhiều lễ hội.

Trước khi thí điểm mô hình, Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế TP HCM đã thẩm định và góp ý kế hoạch triển khai. Hội đồng nhất trí đề xuất của BVĐK Sài Gòn thay vì sử dụng xe tay ga phân phối lớn như ở các nước phát triển thì chọn loại xe tay ga có động cơ 100-125 phân khối vì chi phí thấp và giúp cho y - BS dễ dàng vận hành, nhất là nhân viên nữ. Sở Y tế TP HCM đã thông qua dự thảo quy trình sử dụng xe cấp cứu 2 bánh và sẽ vận hành thí điểm trong 2 tuần để rút kinh nghiệm.

Trao đổi với phóng viên, PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết: "Đây là mô hình mới được triển khai tại Việt Nam, mặc dù được chuẩn bị kỹ nhưng vẫn phải thí điểm về quy trình. Phải làm sao người dân gọi nhân viên y tế đến sớm nhất cũng như sự phối hợp giữa người đi bằng xe 2 bánh với xe cứu thương ở BV. Quan trọng nhất là phối hợp làm sao đưa xe đến sớm để kịp thời xử trí. Những trường hợp nào cần nhập viện, nhân viên y tế đi bằng xe 2 bánh sẽ liên lạc xe cứu thương ở BV và nếu bệnh nhân ổn định rồi thì sẽ đưa lên xe về BV".

BS Tăng Chí Thượng thông tin thêm sau khi thí điểm và hoàn thiện quy trình phối hợp, Sở Y tế TP sẽ triển khai mô hình này đến những quận, địa bàn đông dân cư, giao thông khó khăn và đã có trạm cấp cứu vệ tinh để phục vụ người dân. 

Kiến nghị quyền ưu tiên như xe cấp cứu

Nói về ý tưởng cấp cứu bằng xe 2 bánh, BSCKII Nguyễn Khắc Vui, Phó Giám đốc BVĐK Sài Gòn, cho biết xuất phát từ thực tiễn tiếp cận bệnh nhân luôn gặp khó khăn do đường đông, hẻm nhỏ; quận 1 có nhiều khách du lịch, BV phải thường xuyên cấp cứu người bệnh trong và ngoài nước. Đặc biệt, người nhà của bệnh nhân thường tìm đến BV rước BS về nhà bằng xe 2 bánh để cấp cứu bệnh nhân.

"Trước khi thực hiện đề tài khoa học kỹ thuật này, BV đã cử người sang Úc học hỏi kinh nghiệm về "Cấp cứu ôtô ngoại viện". Sau khi thẩm định đề tài, Sở Y tế TP HCM đã giao cho BVĐK Sài Gòn phối hợp với Trung tâm Cấp cứu 115 nghiên cứu để thí điểm. Đây là mô hình cần thiết và tiện lợi cho những trường hợp khẩn cấp, phù hợp với đường phố đông đúc, nhiều ngóc ngách, ngõ hẻm như TP HCM; giúp người dân được tiếp cận với y tế một cách nhanh nhất, sớm nhất. Vì thế, rất cần nhân rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, vì là mô hình mới nên cũng chưa lường trước được những khó khăn. Bên cạnh đó, hạn chế của mô hình này là xe không có còi hụ hay đèn chớp ưu tiên, khi lưu thông vẫn phải theo đúng Luật Giao thông. Sau khi thí điểm thành công, chúng tôi sẽ kiến nghị cho xe cấp cứu 2 bánh được các quyền ưu tiên như xe cấp cứu truyền thống" - BS Vui nói.

Tr.Thiệp

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo