xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cầu "tạo mỹ quan", tàu ghe không qua được

Bài và ảnh: Ca Linh

Cầu Tân Hiệp ở Hậu Giang đang xây nhưng phải tạm ngưng vì một số hộ dân phản ứng do không có độ thông thuyền

Ngày 22-3, UBND tỉnh Hậu Giang và UBND huyện Châu Thành A đã có buổi đối thoại với các hộ dân liên quan trong dự án xây dựng cầu Tân Hiệp, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A. Cầu này bắc qua kênh Tân Hiệp, trên đường 37 nối khu hành chính huyện Châu Thành A với trung tâm chợ Một Ngàn. Năm 2006, dự án do huyện Châu Thành A làm chủ đầu tư. Năm 2015, dự án được bàn giao về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hậu Giang và ngày 31-10-2016, UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt xây dựng với tổng mức đầu tư 28 tỉ đồng từ ngân sách địa phương.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết trước khi xây cầu, UBND huyện Châu Thành A đã lấy ý kiến các hộ dân và có 41 hộ đồng ý. Trên cơ sở đó, huyện có văn bản thống nhất về quy mô công trình. Việc đầu tư xây dựng cầu Tân Hiệp là đúng quy trình, đúng quy chế dân chủ.

Theo ông Tuấn, đường 37 là trục đường trung tâm, không phải đường tránh đô thị nên cầu Tân Hiệp được thiết kế là cầu tĩnh không thông thuyền để thuận lợi kết nối giao thông, tạo mỹ quan đô thị. Khi thi công xong 2 nhịp cầu đã gác dầm, còn nhịp giữa chưa xong thì nhiều người phản ứng vì cầu thiết kế quá thấp, sà lan hay ghe lớn chở hàng không lưu thông qua được. Từ đó đến nay, công trình tạm ngừng thi công.

Cầu tạo mỹ quan, tàu ghe không qua được - Ảnh 1.

Công trình cầu Tân Hiệp đang tạm dừng thi công

Ông Nguyễn Minh Phụng - ngụ ấp Tân Lợi, thị trấn Một Ngàn - phản ánh: "Cầu xây thấp quá, ghe máy chở hàng không qua được. Đề nghị xem xét nâng cầu cao hơn".

Nhiều tháng qua, ông Võ Văn Đoàn, chủ cơ sở vật liệu xây dựng Ba Đoàn, vô cùng khổ sở khi ghe không thể vào xuất nhập hàng, cơ sở phải ngừng hoạt động. "Một ngày, cơ sở của tôi xuất nhập 5-10 chuyến hàng. Khi ghe chở hàng đi ngang cầu Tân Hiệp dù cắt mui cũng qua không lọt. Nếu nhập xi-măng 70 tấn về, ghe chở hàng qua kênh Tân Hiệp rồi cập bến vác lên mất 14 triệu đồng tiền vận chuyển nhưng đậu ngoài kênh xáng Xà No, thuê xe chở vào thì tiền vận chuyển đội lên tới 28 triệu đồng" - ông nói.

Tại buổi đối thoại, một số hộ dân đưa ra 2 phương án: nâng cầu và làm 1 kênh mới từ kênh Tân Hiệp qua kênh Xáng Mới để người dân chở hàng hóa lưu thông. Theo ông Trần Thanh Lâm, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, nâng cầu thì tăng kinh phí. Hơn nữa, nếu nâng thì những công trình đã xây dựng trước ở UBND huyện và Huyện ủy không có đường ra do dốc cầu nguy hiểm. Còn qua tính toán, nếu nạo vét làm kênh mới thì kinh phí lên đến 8,3 tỉ đồng.

Kết thúc buổi đối thoại, ông Tuấn đề nghị UBND huyện Châu Thành A tập hợp danh sách những hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cầu Tân Hiệp và ghi nhận ý kiến trong buổi đối thoại. Sau đó, UBND huyện cần có văn bản đề nghị Thường trực UBND tỉnh xem xét.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo