xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Chắc phải chuyển trường cho con lên miền núi học"

Song Ngọc

(NLĐO)- Sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều vị phụ huynh ở Hà Nội, TP HCM sốc khi biết tin một học sinh ở Sơn La được 9,8 điểm môn Anh văn; Hà Giang có 3 trong tổng số 11 thủ khoa của cả nước.

Sao không sốc được khi đề thi năm nay được đánh giá là khó toàn diện và làm nhiều thầy cô vã mồ hôi khi giải, huống hồ là học sinh? Học trò TP khổ tứ bề mà điểm thi quá thấp. Nào là học cấm túc, dò bài thâu đêm chưa đủ, cha mẹ còn cho đi học thêm cho an tâm. Không thì mời gia sư về nhà cho ổn. Cuối tuần từ lúc lớp 6,7 đã luyện Anh văn ở các trung tâm với các thầy Âu, Mỹ…nói tiếng Anh như gió. Tất cả vì sợ "Chuông khánh còn chẳng ăn ai...". Thế nhưng giờ mới biết rốt cuộc học sinh TP cũng thua học trò trên vùng sâu vùng xa như Hà Giang, Sơn La. "Chắc phải chuyển trường cho con lên miền núi học để nó không bị nhồi nhét, có thời gian suy luận, làm bài được điểm cao quá"- một phụ huynh chua chát nhận xét. 

Mà lời vị phụ huynh đó nói không có gì là quá đáng khi cụ thể, cả nước có hơn 925.000 thí sinh (TS) dự thi THPT quốc gia năm 2018 thì chỉ có 76 TS có điểm thi khối A1 (toán, lý, tiếng Anh) từ 27 điểm trở lên. Trong đó Hà Giang chỉ có 5.500 TS nhưng đã có 36 TS nằm trong danh sách này. Đâu là động lực để Hà Giang phát triển vượt bậc nền giáo dục chỉ trong 1 năm? Điều đó không thể lý giải nổi nếu không nói là quá viễn tưởng. 

Làm sao có thể giải thích được chuyện TS B. Ng, lớp 12 chuyên sử Trường THPT chuyên tỉnh Sơn La, khi thi môn tiếng Anh ở kỳ thi THPT quốc gia đạt 9,8 điểm nhưng điểm thi thử chỉ là 1,2. Không thể có chuyện bỗng thành kỳ tài này được dù chỉ là thi trắc nghiệm. 

Đa số bạn đọc Nguyen, nguyenhuutai.chuyen.bte, Quang Trị.... nghi vấn: "Có bàn tay nào đó đã phù phép điểm số cao bất thường?"; "Thi thử là đề của trường mà làm còn không nổi. Bây giờ là đề của bộ, áp lực thời gian rất lớn. Điểm như thế là có vấn đề rồi". Bạn Chính nói thẳng: "Quá hài. Nếu chấp nhận sự thật phũ phàng này thì thật bất công với hàng trăm ngàn thí sinh khác. Ngay những em này cũng sẽ rất khổ khi khả năng thật của họ bị phơi bày khi vào các trường". 

Việc Hà Giang, Sơn La "giỏi đột biến" không làm cho nhiều người mừng mà làm xã hội lo hơn vì nghi ngờ có sự bất công, không minh bạch. Giáo dục sẽ đào tạo ra những con người như thế nào khi không có những kì thi "tử tế", chân thật đúng nghĩa?

Bộ đã yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang xác minh và báo cáo rõ trước ngày 17-7. Tuy nhiên, dù báo cáo có kết luận như thế nào đi nữa thì đây cũng là một kỳ thi làm tổn thương nhiều người. Học sinh bị tổn thương vì kết quả đối lập giữa vùng miền. Phụ huynh cũng bị tổn thương vì "luyện gà" miệt mài nhưng kết quả chỉ là thất vọng. Và hơn hết là một ngành giáo dục bị tổn thương vì không đem lại niềm tin cho phụ huynh, dù luôn cải cách, đổi mới. Từ nông thôn đến thành thị, từ mầm non đến đại học…

  

,      

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo