xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chia rác từ 2 thành 3 loại: Bỡ ngỡ nhưng cần quen

LÊ VĨNH - ANH VŨ

Đồng bộ các giải pháp từ tuyên truyền, đổi mới việc thu gom đến kiến thức về chất thải... là những góp ý chất lượng cho việc thực hiện những quy định mới về rác tới đây

Xử phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng nếu hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt là một nội dung trong Nghị định 45/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, có hiệu lực từ ngày 25-8. Cũng theo nghị định này, người dân phải chia rác theo 3 loại gồm rác tái chế, tái sử dụng; rác thực phẩm; các loại chất thải rắn khác.

"Có phạt thì phải có thưởng"

Ông Trần Ngọc Thắng (lãnh đạo một công ty trong lĩnh vực môi trường tại TP HCM) cho rằng quy định và chế tài như trên là hợp lý. Theo ông Thắng, mức phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng "vừa sức" với người vi phạm và bảo đảm họ "cạch đến già". Qua lần phạt này, họ sẽ thay đổi ý thức và hành vi, bởi "không ai muốn vì chuyện phân loại rác mà bị phạt tiền triệu", ngoài ra cơ quan chức năng cũng dễ dàng hơn trong xử lý.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng bên cạnh xử phạt, để thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt thì cần cho người dân thấy lợi ích khi thực hiện việc này.

Liên hệ từ chuyện mọi người chấp hành và thực hiện tốt việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, ông Thắng phân tích: "Bên cạnh việc lực lượng CSGT xử phạt quyết liệt, người dân còn thấy được những lợi ích từ việc đội mũ bảo hiểm. Đó là bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho chính họ. Tương tự, người dân phải thấy và phải có lợi ích từ việc phân loại rác thì họ sẽ thực hiện tốt. Nếu không, họ chỉ coi đây là một thủ tục rườm rà, phiền phức".

Ông Trần Ngọc Thắng cũng cho rằng "có phạt thì phải có thưởng". Nên khuyến khích người dân bằng cách giảm chi phí đổ rác hằng tháng nếu hộ nào thực tốt việc phân loại rác và nhà nước có những chính sách để "trợ giá" cho việc này.

Còn ThS tâm lý Nguyễn Thị Ngọc Vui, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM, nhận xét thực tế kết cấu hạ tầng và mức độ nhận thức chung của người dân hiện nay chưa cao. Khi người dân thực hiện vì bị bắt buộc hoặc chỉ làm đúng khi được "hướng dẫn trực tiếp" thì điều này là không bền vững.

Để giải bài toán này, theo ThS Ngọc Vui, đi kèm với xử phạt nghiêm phải là những động thái quyết liệt để người dân cảm thấy đã sẵn sàng. Cần tuyên truyền rộng rãi như mỗi lần người dân ra đường có thể bắt gặp ngay các thông tin phân loại rác. Trên tivi, màn hình thang máy... cũng nên liên tục phát những hình ảnh phân loại, hậu quả của rác thải. Quá trình phân loại cũng phải đồng bộ từ hộ gia đình, người thu gom, vận chuyển đến bãi tập kết.

Chia rác từ 2 thành 3 loại: Bỡ ngỡ nhưng cần quen - Ảnh 1.

Phương tiện thu gom rác cũng cần được đầu tư, chuẩn hóa để phù hợp hơn - Ảnh: Thu Hồng

Hướng tới thói quen văn minh

Về quy định sau ngày 25-8 phải chia rác làm 3 loại trong khi trước đây chỉ cần phân 2 loại gồm rác tái chế và rác còn lại, nhiều người dân tại TP HCM cho biết đã khá lúng túng.

Chị Hoàng Thị Hằng (phường Thới An, quận 12) kể mỗi lần đi làm về thường ghé vào chợ chọn đồ ăn hằng ngày cho gia đình. "Thành quả mua sắm" thường là 4-5 bao ni-lông nặng trĩu, bao đựng thịt cá, bao rau củ, bao nước mắm, tương cà... và khi mang về xử lý thì chị thường chỉ gom rác rau củ, xương cá một túi, chai lọ nhựa hay thủy tinh một túi.

Sắp tới phải chia rác thành 3 loại khác nhau trước khi đem đi bỏ khiến chị Hằng khá băn khoăn. Đó là ngoài việc phải chia rác ra nhiều bao, rồi khi mang ra thùng rác công cộng hay xe thu gom thì các điểm này có được phân loại tương tự không. Ngoài ra, không phải ai cũng phân biệt rác tường tận, dù là giáo viên mà mấy hôm nay chị cũng lên mạng mày mò tìm hiểu sự khác nhau giữa rác tái chế, rác thực phẩm và chất thải rắn.

Theo chị Hằng, lúng túng bước đầu như vậy nhưng chị và gia đình cũng làm. "Ban đầu khó nhưng thực hành nhiều lần sẽ thành thói quen. Quan trọng là mọi người hướng tới sự văn minh" - chị Hằng nói.

Còn chị Lê Thị Mỹ Quỳnh (TP Thủ Đức) liên hệ tới cách làm ở nước ngoài. Chị Quỳnh kể khi sang Thái Lan, một trong nhiều điều ấn tượng là cách người dân phân loại rác vì họ làm điều này vô cùng tự nhiên. Ở mỗi điểm không chỉ được đặt 2 mà rất nhiều thùng rác, 1 thùng để chứa chai, lon, những loại có khả năng tái chế; 1 thùng chuyên chứa rác khô; 1 thùng chứa vỏ trái cây, rau củ và 1 thùng chứa bụi…

Chị Quỳnh cho rằng ý thức góp phần quyết định hành vi, trước tiên cần đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi để giúp người dân có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải, những lợi ích mà việc làm này mang lại. "Chúng ta cũng cần quy định cụ thể ngày nào thu rác hữu cơ, ngày nào thu rác vô cơ, ngày nào thu rác tái chế... đồng thời trong thời gian đầu nên có thêm những ưu đãi về vật chất với những hộ phân loại rác cẩn thận" - chị Quỳnh nói.

Mời tham gia diễn đàn

Kể từ ngày 25-8, quy định chia rác làm 3 loại và mức xử phạt hành vi phân loại rác không đúng sẽ có hiệu lực. Điều này được đánh giá sẽ tác động không nhỏ tới thói quen của người dân cũng như các phương án đầu tư nguồn lực để thu gom, xử lý rác của cơ quan chức năng. Ý kiến bạn đọc chính là nguồn tham mưu lý tưởng cho những vấn đề trên.

Mời bạn đọc tham gia diễn đàn "Chia rác từ 2 thành 3 loại: Bỡ ngỡ nhưng cần quen". Bài viết vui lòng gửi về địa chỉ email: bandoc@nld.com.vn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo