xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa phù hợp với Luật Giáo dục

TỪ NGUYÊN THẠCH

Chọn trường công lập để chuyển sang trường chất lượng cao sẽ đẩy một bộ phận học sinh, trong đó có cả học sinh giỏi, ra khỏi trường do không có khả năng đóng học phí

Giáo dục là lợi ích công, được cung cấp rộng rãi cho mọi người, không phân biệt giàu nghèo. Sự công bằng trong giáo dục là nền tảng để xã hội phát triển bền vững. Bởi vậy, cần thận trọng khi triển khai trường công lập chất lượng cao (CLC).

Giáo dục công là phúc lợi xã hội

Trường có chất lượng giáo dục tốt, có uy tín luôn là yêu cầu chính đáng của phụ huynh và xã hội. Tuy nhiên, ngay từ khi triển khai thí điểm mô hình trường CLC, dư luận xã hội rất băn khoăn. Dư luận cho rằng đến nay khái niệm trường CLC mà các địa phương đưa ra chưa có những tiêu chí cụ thể, rõ ràng, bảo đảm rằng khi triển khai, chất lượng giáo dục sẽ cao. Mặt khác, việc chọn trường công lập để chuyển sang trường CLC sẽ đẩy một bộ phận học sinh, trong đó có cả học sinh giỏi, ra khỏi trường đang học do gia đình không có khả năng đóng góp.

Mô hình trường CLC trong hệ thống công lập còn quá mới ở Việt Nam nên có lẽ cần tham khảo thêm ở các nước để có bước đi, cách làm phù hợp. Ở nhiều nước, trường học có danh tiếng, có uy tín đối với phụ huynh hầu hết là các trường tư thục. Đáng lưu ý, các trường không tự phong là “trường CLC”. Chất lượng giáo dục của các trường này được xây dựng lên dần trong nhiều năm (có khi vài chục năm) và được phụ huynh biết đến, tín nhiệm. Như vậy, muốn trở thành trường danh tiếng, ngoài nỗ lực của nhà trường còn được sự công nhận của phụ huynh. Tất nhiên, học phí ở những nơi này khá cao.

img
Giáo dục công lập phải tạo điều kiện học tập bình đẳng cho tất cả mọi người.
Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6, TP HCM) trong giờ sinh hoạt ngoài trời. Ảnh: TẤN THẠNH

Còn hệ thống trường phổ thông công lập ở các nước được đầu tư đồng đều, chủ yếu từ ngân sách nhà nước và dành cho rộng rãi mọi đối tượng học sinh vào học, không phân biệt thành phần xã hội, giàu nghèo. Giáo dục công lập được coi là phúc lợi xã hội, bởi vậy, một nguyên tắc luôn được tôn trọng trong hệ thống giáo dục công lập là tính công bằng và không vụ lợi. Ở các nước phát triển có mức sống cao, trường công lập có thể uy tín không thua trường tư thục. Tuy vậy, phần lớn phụ huynh có điều kiện kinh tế thích cho con em học trường tư thục vì được chăm sóc tốt hơn.

Trái với Luật Giáo dục

Ở nước ta, nhiều năm qua nhà nước, đã thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Đến nay, đã thấy xuất hiện nhiều trường phổ thông dân lập, tư thục ở Hà Nội, TP HCM cũng như một số địa phương khác được phụ huynh tín nhiệm. Các trường này cũng đã phải trải qua lộ trình xây dựng “thương hiệu” với rất nhiều nỗ lực. Dù vậy, so với hệ thống trường công lập hình thành từ lâu, các trường ngoài công lập vẫn còn non trẻ và đang thời kỳ phát triển. Do đó, tâm lý của phần lớn phụ huynh là vẫn thích con em mình học trường công lập; từ đó dẫn đến sự ra đời mô hình trường công lập CLC nói trên.

Điều này vô hình trung dẫn tới hệ quả: Một hệ thống giáo dục công cung cấp hai mức chất lượng khác nhau tùy thuộc vào mức học phí mà học sinh đóng góp chứ không phải vào năng lực của học sinh. Nguyên tắc công bằng trong giáo dục bị vi phạm. Trong khi đó, điều 10 Luật Giáo dục Việt Nam khẳng định: Mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Như vậy, việc ra đời trường công lập CLC là chưa phù hợp với Luật Giáo dục. Điều này lý giải tại sao đã 7 năm thực hiện nhưng TP HCM chưa thể phát triển rộng mô hình này. Hiện TP HCM chỉ có thêm 2 trường THPT làm thí điểm, còn các bậc học khác án binh bất động. Hơn nữa, việc thu học phí của loại trường này là quá cao (bậc THCS và THPT mức trần 3 triệu đồng/tháng), trong khi Nghị định 49/2010 của Chính phủ quy định mức học phí và chi phí học tập khác trong trường phổ thông công lập không được vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình. Với mức học phí này, con em công nhân viên chức, người lao động khó có chỗ ngồi trong trường công lập CLC.

Nhiều nước thực hiện giáo dục miễn phí

Ngày nay, thế giới ý thức được rằng giáo dục là phương tiện thiết yếu để thoát nghèo. Bởi vậy giáo dục - đặc biệt là giáo dục phổ thông - được hầu hết các quốc gia thực hiện chế độ miễn phí. Thậm chí ở một số nước, trẻ em còn được hỗ trợ kinh phí, sách vở để đến trường. Về lâu dài, song song với nền kinh tế phát triển, chủ trương thu học phí ở bậc phổ thông công lập cần được bãi bỏ. Đó là ý chí và nguyện vọng của chính quyền và người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo