xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện vặt cũng giết người: Chung tay đẩy lùi tội phạm

Trường Hoàng

Nhìn ở góc độ pháp luật lẫn xã hội, các chuyên gia cho rằng có khá nhiều bất cập dẫn đến bạo lực gia tăng. Cần sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương để hạn chế và đẩy lùi tội phạm

Những vụ án xảy ra gần đây với nguyên nhân hết sức nhỏ nhặt và kẻ thủ ác đa số đều chưa có tiền án, tiền sự, thậm chí còn từng được xem là người hiền lành khiến người ta càng trăn trở. Đây không thể là tình trạng của một xã hội văn minh.

Vai trò quan trọng của pháp luật

Ở góc nhìn của một thẩm phán, ông Nguyễn Việt Hồng (thẩm phán TAND huyện Nhà Bè, TP HCM) cho rằng pháp luật chưa nghiêm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng bạo lực tràn lan thời gian qua.

“Ví dụ, từ 16-18 tuổi phạm tội không bị tử hình hay tù chung thân mà tối đa chỉ 18 năm tù mà không có loại trừ (như tội xâm phạm an ninh quốc gia, giết người, cướp...). Phải có loại trừ chứ không thể đánh đồng tất cả để dẫn đến trường hợp giống vụ án của Lê Văn Luyện. Tại sao chỉ 18 năm tù? Vì luật đã như vậy thì phải xử như vậy. Dân rất mong muốn tử hình nhưng chính trong luật của chúng ta có những điều bất cập” - ông Hồng nói.

Một nguyên nhân nữa, theo ông Hồng, là vướng mắc khi triển khai thực hiện pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, ban hành quá nhiều, chưa bao quát hết dẫn đến cách hiểu khác nhau và áp dụng khác nhau. Trách nhiệm của nhà nước là triển khai thực hiện pháp luật, phổ biến pháp luật đến từng người dân nhưng người trong ngành còn “hoa mắt” nói gì đến người dân.

 

Hà Minh Biên (SN 1992, quê Hải Dương) bị tuyên án tử hình vì giết người và cướp tài sản Ảnh: PHẠM DŨNG
Hà Minh Biên (SN 1992, quê Hải Dương) bị tuyên án tử hình vì giết người và cướp tài sản Ảnh: PHẠM DŨNG

 

“Bên cạnh đó, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của chúng ta còn chưa triệt để dẫn đến anh đi trước, em đi sau, đến một lúc nào đó mới sử dụng tổng lực lượng để truy quét. Hơn nữa, cơ quan pháp luật xử lý không nhanh, rất nhiều vụ án xử oan sai, cùng tính chất như nhau có thể xử sang tội giết người, có thể bằng mọi lý do nào đó chuyển sang tội che giấu tội phạm khiến đối tượng chính nhiều khi sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật...” - ông Hồng nói.

Để hạn chế và đẩy lùi tội phạm, theo ông Hồng, cần sự phối hợp thực hiện một cách đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương, như: quản lý có hiệu quả thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật tại địa phương; tập trung lực lượng tấn công, truy quét các ổ nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm có tổ chức... nhằm từng bước làm trong sạch địa bàn và hạn chế thấp nhất những hành vi vi phạm pháp luật; TAND phối hợp với chính quyền địa phương đưa ra xét xử lưu động những vụ án nghiêm trọng...

Xây dựng một xã hội nhân văn

Trong khi đó, ông Ngô Thế Tiến (nguyên thẩm phán TAND TP HCM) cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng trước hết vẫn là từ chính bản thân cá nhân thiếu giáo dục rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, quá coi trọng cá nhân mình trước các mối quan hệ xã hội, cộng đồng, gia đình. Nói cách khác, họ đã đặt lợi ích, ý kiến, tham vọng của mình lên trên hết, từ đó luôn tìm và sử dụng mọi cách, mọi hành vi để đạt được điều mà họ mong muốn, kể cả việc sẵn sàng dùng bạo lực, vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

“Với việc xem xét nguyên nhân sinh ra và hình thành nên đạo đức của các cá nhân, chúng ta cũng thấy được vai trò, ảnh hưởng mức độ nào đó của hệ thống giáo dục trong thời gian qua. Chúng ta đã không chú trọng dạy học sinh làm người trước khi dạy các kiến thức khác. Một yếu tố nữa cũng rất ảnh hưởng là nề nếp, đạo đức gia đình. Con người sinh ra ai cũng có sẵn tấm lòng lương thiện nhưng ở một số cá nhân không may bị thui chột, che lấp do thiếu tình yêu thương nên tính ích kỷ có cơ hội phát triển” - ông Tiến nhấn mạnh.

Cũng theo ông Tiến, phải xem lại mối quan hệ biện chứng mà chúng ta đang hướng tới: văn minh có trước hay giàu có trước. Cần xây dựng một xã hội nhân văn, mà giá trị sống là nhân bản, tình yêu thương con người, đồng loại được coi trọng. Trong một xã hội nhân bản đó, quyền lợi cộng đồng được tôn trọng, quyền con người là trung tâm thì kinh tế, khoa học sẽ phát triển, con người sẽ làm chủ thiên nhiên và xã hội, phục vụ cho cộng đồng, quyền lợi của cá nhân họ sẽ nằm ngay trong quyền lợi của cộng đồng xã hội. Còn ngược lại, mọi người cùng mục đích làm giàu, đua nhau làm giàu bằng mọi cách như hiện tại thì khi đó tính nhân bản, quyền con người là một thứ xa xỉ.

 

Thiếu cân bằng tâm lý - hành vi

Theo TS Huỳnh Văn Sơn (Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam), cùng với sự phát triển về mặt kinh tế thì sự thay đổi quá nhanh của xã hội khiến một số người trẻ không kịp thích ứng, dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những hành vi xấu. Đó chính là căn nguyên tội phạm.

Ngoài ra, việc xã hội nảy sinh hàng loạt những hành vi bạo lực đã trở thành một thực tế gây ảnh hưởng không nhỏ đến giới trẻ, nhất là học sinh - sinh viên, trên bình diện tâm lý - hành vi. Việc thường xuyên chứng kiến và thực hiện những hành vi bạo lực “giống như thật” làm cho các em nhìn nhận bạo lực như một hành vi bình thường. Sự hẫng hụt, chênh vênh trong nhận thức và lựa chọn các giá trị dẫn đến sự thiếu cân bằng về tâm lý - hành vi..., từ đó bạo lực xuất hiện chỉ vì những chuyện rất nhỏ nhặt đến không tưởng. P.Dũng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo