xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có trách nhiệm cụ thể, trẻ vẫn bị bạo hành!

Văn Duẩn - Phạm Dũng

Chủ tịch UBND cấp xã, huyện, tỉnh phải chịu trách nhiệm đầu tiên khi để xảy ra việc xâm hại trẻ em trên địa bàn

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động xung quanh tình trạng trẻ bị bạo hành mà dư luận đang quan tâm, ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - nhấn mạnh đã có quy định rất cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, thậm chí các cá nhân trong việc bảo vệ trẻ em cũng như xử lý các vụ việc liên quan đến xâm hại và bạo lực trẻ em.

Là chuyện dài

Ông Nam không đồng tình với ý kiến cho rằng "có tới 15 bộ, ngành, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em mà trẻ em vẫn bị bạo hành" và cho rằng nhận định như vậy là "không nắm được tình hình, bản chất sự việc".

Phân tích rõ hơn, ông Nam cho biết Luật Trẻ em và Nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chủ tịch UBND cấp xã, huyện, tỉnh là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra việc xâm hại trẻ em trên địa bàn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ để quy định trách nhiệm của các bên khi xảy ra một vụ xâm hại trẻ em. Ví dụ, xã yêu cầu mà huyện không hỗ trợ thì huyện chịu trách nhiệm; huyện yêu cầu mà tỉnh không hỗ trợ thì tỉnh chịu trách nhiệm; tỉnh này yêu cầu hỗ trợ mà tỉnh khác không hỗ trợ thì tỉnh đó chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.

Ông Đặng Hoa Nam nhấn mạnh Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 16-5-2017 về tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Theo đó, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc để xảy ra tình trạng không xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra trên địa bàn; không kịp thời hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại.

Có trách nhiệm cụ thể, trẻ vẫn bị bạo hành! - Ảnh 1.

Cán bộ Công đoàn các cấp thăm hỏi gia đình công nhân có con gửi tại Lớp Mẫu giáo Mầm Xanh - nơi vừa xảy ra vụ bạo hành trẻ emẢnh: Bạch Đằng

Ngoài việc tham mưu để hoạch định chính sách thì Cục Trẻ em còn cung cấp dịch vụ công và hiện có tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111). Khi nhận được thông tin về các vụ việc, tổng đài kết nối ngay xuống cơ quan chức năng địa phương nơi xảy ra vụ việc để tư vấn, giúp có kế hoạch hành động cụ thể, đồng thời theo dõi tình hình giải quyết vụ việc.

Việc giảm thiểu tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là bạo lực trong gia đình, trường học, ông Nam cho rằng đây là chuyện dài, liên quan đến biện pháp phòng ngừa như giáo dục pháp luật, giáo dục các kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em cho các đối tượng khác nhau trong xã hội nên cần những giải pháp lâu dài và đồng bộ. Trước mắt, vừa triển khai biện pháp phòng ngừa vừa giải quyết triệt để các vụ việc xảy ra hoặc những hiện tượng có nguy cơ cao có thể xảy ra.

Mức xử phạt quá thấp

Theo luật sư Nguyễn Thành Công, Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật, mặc dù đã có đầy đủ chế tài xử phạt nhưng tình trạng bạo hành trẻ em vẫn diễn ra thường xuyên. Một phần là do ý thức của người chăm sóc trẻ em, sự thờ ơ của cộng đồng xung quanh và một phần cũng do trẻ không dám lên tiếng vì người bạo hành đôi khi lại chính là cha, mẹ. Thêm vào đó, việc xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 5-10 triệu đồng là quá thấp. Nhìn cụ thể hơn, đối với những điểm giữ trẻ thì việc kiểm tra, xử lý chưa tới, chưa đủ sức răn đe, hầu như chỉ đến khi báo chí phản ánh thì mới biết.

Luật Trẻ em 2016 quy định ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bạo hành thể xác hoặc tinh thần, chính quyền địa phương không xác định có hộ khẩu hay không cũng phải cách ly trẻ khỏi người giám hộ ngay lập tức. Trường hợp trẻ bị bạo hành không có người thân nào ngoài người giám hộ hiện tại thì chính quyền tạm thời chăm sóc, giáo dục. Trẻ có người thân khác như cha hoặc mẹ ruột, ông bà nội ngoại có thể chăm sóc thì nên giao về cho người thân.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm

Ngày 30-11, Văn phòng Chính phủ thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ, về việc khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các vụ bạo hành, xâm hại, sát hại trẻ em vừa qua. Chỉ đạo nêu rõ những ngày qua, phương tiện truyền thông liên tục phản ánh nhiều vụ bạo hành, xâm hại, sát hại trẻ em gây hoang mang dư luận. Điển hình là vụ đánh đập trẻ em của bảo mẫu Lớp Mẫu giáo Mầm Xanh tại TP HCM; vụ bé 20 ngày tuổi nghi bị bà nội sát hại ở tỉnh Thanh Hóa...

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố liên quan khẩn trương làm rõ các vụ việc; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân bao che, chậm trễ hoặc không xử lý các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em; làm rõ hoạt động mê tín dị đoan của thầy bói dẫn đến hậu quả gây án giết người trong vụ ở tỉnh Thanh Hóa, nếu đúng phải xử lý nghiêm. Báo cáo kết quả xử lý lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31-12.

T.Dũng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo