xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi "Bên nhau ngày Tết": Nhớ Tết quê chồng

Út Nam

(NLĐO) - Quê ở vùng đồng bằng, Út theo chồng về miền núi, mười năm sau thì chồng mất

Hồi đó vợ chồng Út ở chung với cha mẹ chồng. Chồng mất, cha mẹ chồng nghĩ "trăm phần trăm" con dâu còn trẻ đi bước nữa nên kiếm chuyện, đặt điều, nói lời "chém đinh chặt sắt". Mẹ chồng "hành hạ" từ cái quần, cái áo đến cái miếng chà xoong. Phơi quần áo trước sân, mẹ chồng quở: "Đàn bà con gái đem quần áo "diện" trước nhà, quế quan". 

Ra chỗ lu nước đạp trúng miếng chà xoong để trong chén mẻ miệng, bà nói to như la làng xóm: "Sao không ăn miếng chà xoong, chén mẻ miệng luôn đi, chà rửa rồi để đây may chớ giậm đứt chân…". Rồi đúng 19 ngày sau, cha mẹ chồng tống con dâu bất hạnh ra khỏi nhà. Nỗi đau lần trước chưa nguôi ngoai, 19 ngày sau đau đớn lần nữa.

Hai lần đau đớn cuộc đời cách nhau quá gần. Giờ nhắc lại Út nói, con số 10 với con số 19, nó ác nhơn làm sao, hành hạ thể xác tâm hồn. Trong 19 ngày, bữa ăn không có chồng, miếng cơm xứ người, mặn đắng!

Cha mẹ chồng giàu có, trong nhà tài sản cả "thùng đạn vàng" (thùng đạn đại liên hồi chiến tranh còn sót lại đem đựng vàng) nhưng Út dọn đồ, đưa hai con về lại quê cũ với hai bàn tay trắng. Út mướn thợ cất ngôi nhà cấp 4 cặp vách với nhà từ đường (cha mẹ để lại) lợp bằng ngói vảy, nuôi con ăn học.

Tết, trong ngôi nhà cấp 4, Út mang di ảnh chồng đặt trên bàn thờ. Theo quan niệm của Út, ngày thường mình "đi lạc", ngày Tết "mình là của nhau".

Cuộc thi Bên nhau ngày Tết: Nhớ Tết quê chồng - Ảnh 1.
Cuộc thi Bên nhau ngày Tết: Nhớ Tết quê chồng - Ảnh 2.

Ngôi nhà ngói vảy của Út

Trước bàn thờ, Út đơm trái sầu riêng (loại trái dài) với trái bưởi tròn giống như số 10 và 19 trái sung. Chùm trái sung "đoàn kết" một màu xanh. Với Út, đó là 10 năm và 19 ngày, đánh dấu năm tháng hạnh phúc ngắn ngủi bên chồng và ngày rời xa quê chồng sau ngày chồng mất. Cuộc đời Út chốt lại có hai con số đặc biệt, là nỗi đau, "sầu riêng" của Út.

Trên cổ bồng bàn khách ngày Tết, Út đơm trái táo, quýt, mận, đu đủ… Cổ bồng "nở" đủ sắc màu, quan niệm của Út là để tụ tài, phát lộc cho gia chủ.

Đến 19 tháng Chạp âm lịch, Út dọn dẹp nhà cửa, lôi trong xó ra chén mẻ miệng, miếng chà xoong sắp đặt ngăn nắp.

Năm nay, Út dọn nhà xong ngồi trước hiên nhà, có người đi qua thấy ngôi nhà ngói vảy lạ, trên cái kệ phơi sàng củ kiệu, đu đủ, cà rốt xắt miếng làm dưa món, rất là "tình thương mến thương", vô phỏng vấn, quay phim. Út tự tin trước ống kính kể số phận cuộc đời rồi nói: "Ngôi nhà cấp 4 cặp vách nhà ngói vảy "có thế có thần" của nó. Chủ nhà đảm đang. Phụ nữ tay yếu chân mềm vẫn trụ vững kinh tế với nỗi lo cơm áo gạo tiền nuôi con…"

Út nói dõng dạc: "Chỉ thua người đàn ông trong lúc giãn cách xã hội chống dịch Covid-19, lớn tiếng tự xưng: "tao là ban chỉ đạo quận 7" và cứng rắn như mấy ông cán bộ công tác ở ngành nông nghiệp nói giọng "nghị quyết"...

Hỏi người thợ xây lớn tuổi trong vùng thì được biết, thường ngôi nhà chái cấp 4 phía trước cơi nới tấm tôn của người nghèo khổ, giống áo lai cua như cái đồ thiếu vải. Nhưng nhìn ngôi nhà như bước chân người bước hụt, dựa vào nhà cổ ngói vảy cha mẹ tiếp sức mạnh mẽ bước tiếp.

Đón Tết Nhâm Dần này với con số đặc biệt, dịch bệnh Covid-19, con đầu của Út bước qua tuổi 19, con nhỏ của mẹ học lớp 10. Sau bao năm đón Tết gói gọn trong chữ "khó" và "số lẻ" chỉ ba mẹ con, có năm con đi xa, Tết một mình Út "đi lạc" trong nhà. Năm nay, mấy dì mấy cậu ở xa cũng về... Gần Tết sum họp "đại hội gia đình" thông qua "nghị quyết": Tết này cúng kính đàng hoàng nhưng phòng chống dịch Covid-19 cắt bớt tiết mục khách khứa. "Đại hội gia đình" thấy có lý, nhất trí cao.

Út kể: "Bao năm rồi về lại quê cũ đón Tết trong ngôi nhà chái gãy nhớ sao mà nhớ Tết ở quê chồng, ngày cuối năm vui vầy bữa cơm sum họp, hạnh phúc bên những người thân yêu sau một năm trời mưu sinh".

Cuộc thi Bên nhau ngày Tết: Nhớ Tết quê chồng - Ảnh 3.

Phơi sàng củ kiệu, đu đủ, cà rốt xắt miếng làm dưa món

Mười mấy năm ở quê cũ, dịp Tết đến, Út không nguôi day dứt "quê chồng", hai tiếng đó luôn nhắc nhớ mẹ vào mỗi dịp cuối năm, rưng rưng nhớ thầm về một người nào đó ở phía nhà chồng từ những ngày xưa cũ?

Ngày cuối Chạp, Út ngồi "lướt phây", ai đó đưa nồi bánh tét nấu trong sân nhà lên mạng, giống cảnh Tết mẹ chồng bày bếp củi trước nhà nấu nồi bánh tét thật to. "Mùi Tết" trên quê chồng "bay" về ngôi nhà cấp 4…

Về quê cũ, những năm tuổi đời Út còn trẻ, có những người đàn ông "mồ côi vợ" tên Diện, tên Dĩnh làm giám đốc công ty, tài sản sắm "thùng đạn vàng", mặc áo lai cua thời trang, mang đến nhà con gà bó xôi, nói ngon nói ngọt như "nồi sâm bổ lượng", Út nói giọng "ông trời" với lời "sấm sét", họ rút lui… Út "biểu quyết" với lòng mình, "trăm phần trăm không đi bước nữa".

Ba ngày Tết, Út mời chồng ăn miếng bánh tét cúng (có chén dưa món). Qua ba bữa Tết, Út xin chồng đem di ảnh trên bàn thờ cất vào trong tủ để khỏi bụi bặm, quế quan. Với Út, thời con gái "chưa một lần yêu ai", với chồng "tình đầu cũng là tình cuối", vẫn bên nhau dù không sánh đôi đi hết đoạn đường trăm năm.

Những ngày xưa cũ đã qua, hiện tại các con đã lớn... Thời gian qua lâu rồi, Út chai sần nỗi buồn trước kia lãnh đủ nhưng kỷ niệm ngày Tết quê chồng không thôi day dứt. Út nhớ ngày giáp Tết, mẹ chồng bắt con gà cồ bỏ trong rọ heo con sai ba chồng chở qua nhà đứa con gái lấy chồng ở xã bên mới ra riêng cúng ông Táo (phong tục ở miền núi làm thịt con gà cồ cúng ông Táo). Nhớ đoạn đường quê, cảnh chồng chở vợ trên chiếc "cúp cối hai da" (honda cub: bộ dè, nắp cốp màu xanh lợt, vỏ màu xanh đậm) phía sau ôm buồng chuối mua ở chợ về đơm…

Và nhớ sao mà nhớ, người đàn ông dọn gai bụi tre trước ngõ, rồi "mặc áo đẹp" cho bụi tre bằng cách treo bóng đèn điện tử nhỏ xíu nhấp nháy, lung linh đủ sắc màu, đón Tết.

Cuộc thi Bên nhau ngày Tết: Nhớ Tết quê chồng - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo