xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dễ sập bẫy tin nhắn lừa đảo

Bài và ảnh: Ngọc Mai

Tin nhắn lừa đảo vẫn hằng ngày “dội bom” người sử dụng điện thoại di động nhưng các cơ quan chức năng, các nhà mạng vẫn thờ ơ, không giải quyết được

Bằng những thủ đoạn không mới song nhiều người vẫn dễ dàng thuê bao đầu số của các nhà mạng để nhắn tin lừa đảo. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm qua và nay ngày càng rộ nhưng vẫn chưa có cách ngăn ngừa hữu hiệu.

Trúng đủ thứ!

Đang chạy xe trên đường, thấy điện thoại di động (ĐTDĐ) báo có tin nhắn, chị Trần Thị Bình, chủ nhân số máy 0903873xxx, vội tấp xe vào lề mở máy ra xem. Thật bất ngờ, tin nhắn có nội dung: “Chuc mung quy khach da may man trung thuong 1 xe gan may SH tri gia 150T. Lien he tong dai 0466808958 de lam thu tuc nhan giai”. Quá mừng, chị vội vàng ghé xe vào quán nước ven đường để nhắn tin liên hệ với số tổng đài mà tin nhắn đã cho.

Ngay sau tin nhắn được gửi đi, tổng đài này nhắn tin lại yêu cầu chị xác nhận nội dung, cung cấp thông tin cá nhân bằng hàng chục tin nhắn trao đổi qua lại. Quá sốt ruột, chị Bình ngưng không nhắn tin nữa mà quay về nhà đưa cho người thân xem. Vừa cầm máy lên đọc tin nhắn, chồng chị đã biết ngay vợ mình bị lừa và lập tức nhắn một tin phản hồi cho biết đã nhận diện được tin nhắn lừa đảo, lập tức từ phía bên kia im bặt không trả lời. Lúc này, chị Bình mới bình tĩnh kiểm tra lại số tiền trong tài khoản thì mới hay 500.000 đồng vừa nạp đã không cánh mà bay.

 

Tin nhắn lừa đảo như thế này hằng ngày được gửi đến điện thoại của rất nhiều người

Tin nhắn lừa đảo như thế này hằng ngày được gửi đến điện thoại của rất nhiều người

Ông Trần Thế Tín, thuê bao sử dụng mạng MobiFone, cũng bị một cú lừa đau điếng khi trong máy ông bỗng nhiên nhận được tin nhắn: “Nhan tin theo cu phap xxx de co co hoi trung thuong dien thoai iPhone 5S”. Ông Tín nhắn tin theo hướng dẫn thì nhận được phản hồi là ông đã trúng chiếc iPhone 5S đầu tiên! Ông mừng rỡ reo lên một mình trong căn chòi lá canh vịt đẻ ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang! Cũng như mọi người, ông hân hoan, mừng rỡ nhắn tin theo yêu cầu cho đến khi hết sạch tiền trong tài khoản. Đến khi đứa cháu ra canh vịt giùm phát hiện, ông mới biết mình bị lừa.

Ngoài những món quà từ trên trời rơi xuống như báo tin trúng xe SH, ĐTDĐ iPhone 5S, iPad… thì “món quà” dễ lừa nhất vẫn là tin nhắn có nội dung: “Co mot ngươi than giau mat muon tang ban mot ban nhac. De biet thong tin nguoi gui soan DGH gui xxx…”. Đọc đến đây, người có kinh nghiệm cũng dễ tò mò xem ai đã gửi bản nhạc tặng mình, thế là tiện tay bấm soạn tin nhắn và gửi. Ngay sau đó, có một tin hồi âm ỡm ờ đưa ra một cái tên chung chung rồi lại yêu cầu bấm soạn để nghe bản nhạc… Cứ thế mỗi tin nhắn, người gửi mất 15.000 đồng; mỗi phút nghe nhạc mất thêm 15.000 đồng nữa.

Lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo

Những thành viên của các trang mạng xã hội yêu thích sự tiện dụng của sân chơi này vì mức độ lan tỏa ngày càng tăng của nó bao nhiêu thì bây giờ hầu hết đều tỏ ra dè chừng cảnh giác với những chiêu lừa bấy nhiêu. Mới đây, trên trang mạng Yume, chị Hoàng Thụ Tuyết (ngụ phường 14, quận 4, TP HCM) nhận một email báo tin một hãng xe máy nổi tiếng thông báo cho chị Tuyết biết qua kết quả bốc thăm ngẫu nhiên, đã chọn chị là người trúng giải cao nhất với phần thưởng là 1 xe máy cùng 30 triệu đồng. Chị Tuyết được thúc giục sớm cung cấp thông tin để làm thủ tục nhận giải.

Háo hức trước vận may, chị Tuyết ngoan ngoãn làm theo, vô tư cung cấp các thông tin theo yêu cầu. Oái oăm thay, khi vừa có thông tin thì trên màn hình máy tính xuất hiện tên người bạn cũ, người này yêu cầu chị mua thẻ cào điện thoại nạp vào số 0909... coi như phí nhận giải. Ngay sau khi nạp đủ 850.000 đồng sẽ có người đến phát thưởng tại nhà. Liên lạc với người bạn cũ, chị Tuyết biết mình bị lừa nên kịp dừng lại.

Không chỉ phát tán các tin nhắn lừa đảo, người dùng các thiết bị ĐTDĐ chủ yếu 2 mạng MobiFone, Viettel và các thiết bị điện tử mỗi ngày bị “dội bom” bằng hàng loạt tin nhắn rác từ mua bán sim số đẹp, lô đề, bất động sản, chăn, gối nệm, bảo hiểm, làm thẻ tín dụng, xem bói cho đến tải game, bài hát… mà không có cách nào ngăn chặn được sự phiền phức quá đáng này. 

Chỉ còn cách làm ngơ!

Theo ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp phát tán tin nhắn rác đã bị phạt, cao nhất là 80 triệu đồng. Điều đáng nói là số lượng những doanh nghiệp từng vi phạm đã bị xử phạt rồi vẫn tái phạm và xử phạt đến lần 2, lần 3 vẫn không chừa. Ông Khánh cảnh báo khi nhận tin nhắn rác, người dùng nên chuyển tiếp các tin nhắn này đến đầu số 456 miễn phí của VNCERT để cơ quan này xem xét xử lý.

Một chuyên gia trong ngành viễn thông tư vấn cách tốt nhất để tránh bị mất tiền oan là khi nhận được tin nhắn rác theo kiểu lừa đảo, người dùng xóa ngay tin nhắn khi mới xuất hiện trên máy và tuyệt đối không được thao tác theo hướng dẫn của các tin nhắn này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo