xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất mức 20 triệu đồng

Nguyễn Quyết

Sau những góp ý, phản biện của dư luận, tổ biên tập dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đang đề xuất mức 20 triệu đồng mới bắt buộc phải qua tài khoản để có tính đồng bộ và khả thi hơn

Dưới đây là trao đổi của ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng - Thanh tra Chính phủ, với phóng viên Báo Người Lao Động xung quanh vấn đề này.

Phóng viên: Thưa ông, dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đưa ra mức 2 triệu đồng buộc phải thông qua tài khoản. Thông tin này nhận được phản hồi thế nào?

- Ông Nguyễn Tuấn Anh: Đang có nhiều tranh luận về vấn đề này. Chúng tôi rất cần lắng nghe ý kiến của xã hội, người dân - như những góp ý, phản biện đăng trên Báo Người Lao Động - để tiếp tục chỉnh lý, bảo đảm cho quy định này khả thi nhất. Nhiều ý kiến đề xuất để mức hiện Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đang quy định bắt buộc phải chuyển khoản đối với các giao dịch tối thiểu 20 triệu đồng. Như vậy, có tính đồng bộ và khả thi hơn. Ở mức này, khi nhìn vào sẽ thấy rằng không phải quy định chỉ để quy định. Tổ biên tập đang chốt phương án 20 triệu đồng.

img

Hiện xã hội chi tiêu tiền mặt quá nhiều, làm thế nào để phát hiện được vi phạm? Ví dụ mua 1 đôi giày, cái túi hàng hiệu đã lên đến mấy ngàn USD?

- Cơ chế phát hiện có 2 nhóm: qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý và qua vấn đề thông tin tố cáo, phản ánh của người dân. Khi hình thành một quy phạm mới để định hướng, định hình về mặt hành vi thì phải qua một thời gian mới ổn định. Còn trước mắt không thể tỏa hết người đi để kiểm tra được.

Vậy trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên có mục về thanh, kiểm tra chi tiêu không, thưa ông?

- Việc này là đương nhiên. Đối với cán bộ, công chức thì rất dễ vì liên quan tới dòng tiền. Quá trình trả lương và các khoản thì quy trình thanh toán có qua tài khoản không? Có mở không? Có thực hiện các lệnh thanh toán không? Đối với các tổ chức doanh nghiệp cũng thế. Việc kiểm soát chi tiêu không khó, vấn đề là mình có quyết tâm làm hay không.

Các bị cáo trong vụ án gây thất thoát gần 1.000 tỉ đồng tại Agribank Chi nhánh 6 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Các bị cáo trong vụ án gây thất thoát gần 1.000 tỉ đồng tại Agribank Chi nhánh 6 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Nếu người có chức vụ, quyền hạn mua tài sản lớn mà không qua tài khoản, có cách nào để kiểm soát? Việc xử lý ra sao?

- Trong dự thảo có một cơ quan, đơn vị kiểm soát về mặt tài sản, thu nhập. Trong dự thảo luật có quyền chủ động nắm thông tin về biến động tài sản, thu nhập của người đó. Trường hợp có phản ánh người đó mua tài sản như vậy không qua tài khoản thì cơ quan này sẽ có trách nhiệm thu thập thông tin, yêu cầu giải trình, làm rõ.

Trong phần xử lý của dự thảo luật, chúng tôi sẽ bổ sung điều về xử lý nếu như không chi tiêu qua tài khoản như quy định. Việc xử lý theo hướng đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức mà không thực hiện thì sẽ tiến hành xử lý kỷ luật; với tổ chức có liên quan thì xử lý về mặt hành chính.

Theo ông, cần triển khai thêm gì để khi luật đi vào cuộc sống thì sẽ có tính thực tiễn cao? Đặc biệt là đối với người có chức vụ quyền hạn?

- Theo tôi, phải quy định về thẩm quyền của cơ quan xử lý các vi phạm. Mặt khác, cần tăng cường nhận thức của người dân và xã hội để thấy rằng việc này là cần thiết để thực hiện quyền giám sát. Sau đó, phải quy định về hạ tầng để triển khai, quy hoạch lại mạng lưới, hạ tầng để việc chi tiêu thuận tiện, việc chuyển khoản dễ dàng hơn trong hệ thống thanh toán. Khi tất cả đồng bộ, việc thanh toán qua tài khoản đơn giản, tiện dụng và được giám sát thì chuyện phòng tham nhũng sẽ khả thi hơn.

Phù hợp xu hướng chung

Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng việc áp dụng thanh toán bằng tài khoản bảo đảm việc chi ngân sách được minh bạch, tránh lạm chi, chi không đúng mục đích. Các cá nhân, tổ chức có ý định xà xẻo, bòn rút ngân sách nhà nước sẽ phải chùn tay vì mọi hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước bị giám sát.

Tuy nhiên, phương thức thanh toán qua tài khoản có thể gặp khó khăn ở các địa phương vùng sâu, vùng xa do hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước chưa có hoặc chưa hoàn chỉnh. “Thực tế, các thủ đoạn tham nhũng hết sức tinh vi, đa dạng, không chỉ ở dạng tiền mặt mà có khi là tài sản có giá trị lớn như bất động sản, ô tô, vốn góp, cổ phiếu…, người tham nhũng cũng không đứng tên những tài sản đó. Vậy nên, để chống tham nhũng, nhà nước cần có nhiều biện pháp cụ thể, rõ ràng, sát thực. Trước mắt, tôi ủng hộ cách làm này” - luật sư Công nói.

Còn theo luật sư Nguyễn Văn Cường (Đoàn Luật sư TP HCM), để phòng và chống tham nhũng có hiệu quả, một trong những biện pháp kỹ thuật là công khai và lưu lại bằng chứng trong việc thanh toán các khoản chi từ ngân sách cho những người là công chức, viên chức và lao động. Áp dụng phương thức này sẽ luôn xác định được chính xác, rõ ràng về người chuyển và người nhận; luôn lưu giữ bằng chứng trong trường hợp cần truy cứu trách nhiệm; hạn chế việc lợi dụng ngân quỹ cho các mục đích vay mượn hoặc các giao dịch khác không đúng mục đích; kiểm soát được dòng tiền ngân quỹ trong mọi tình huống; phù hợp với xu hướng chung về phương thức thanh toán điện tử…

P.Dũng - Tr.Hoàng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo