xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dẹp nạn chăn dắt ăn xin: Cách nào?

Phạm Dũng ghi

Tệ nạn ăn xin và chăn dắt người già, trẻ em đi xin ăn ở TP HCM (Báo Người Lao Động ngày 19-9 đã phản ánh) dẹp hoài vẫn không hết. Đây là nhiệm vụ không dễ thực hiện, cần rất nhiều giải pháp đồng bộ: Xử lý kẻ chăn dắt, có chính sách bảo trợ xã hội tốt, tạo công ăn việc làm cho lao động nghèo...

Tiến sĩ khoa học Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP HCM:

Chính quyền phải làm đến cùng

Tệ nạn ăn xin, chăn dắt, bóc lột người già và trẻ em cũng giống như nạn tham nhũng vì đem lại lợi ích bất chính cho một nhóm người nào đó.
img
Một phụ nữ chăn dắt trẻ em ăn xin bị lực lượng chức năng tạm giữ.Ảnh: PHẠM DŨNG

Đối với một TP lớn và đông dân như TP HCM, việc đẩy lùi nạn chăn dắt, ăn xin không phải là chuyện một sớm một chiều, cần phải có chiến lược thực hiện lâu dài, tác động sâu rộng đến nhiều tầng lớp nhân dân.

Không phải đất nước nghèo mới có ăn xin, chăn dắt mà nhiều nước có trình độ tiên tiến, kinh tế phát triển, như Pháp, Anh chẳng hạn, vẫn có nạn ăn xin trong khi Nhật Bản, Singapore và nhiều nước khác không có. Câu trả lời nằm ở chỗ chính quyền phải cương quyết, làm đến cùng và tạo sự đồng thuận về mặt xã hội và người dân phải thể hiện sự không đồng tình với kiểu kiếm tiền không chính đáng như vậy.

Muốn làm được điều này, trước tiên nhà nước phải thể hiện bằng những biện pháp cụ thể, quan tâm hơn nữa đối với những người nghèo khó, người phạm tội vừa được ra tù, giải quyết công ăn việc làm để họ an cư lạc nghiệp.

Phải tạo thói quen mới cho từng người dân, giáo dục lòng tự trọng trong chính mỗi cá nhân cụ thể.

Việc ăn xin, chèo kéo, nằm vật vạ ra đường ăn xin hoặc người già ngồi phơi nắng, dầm mưa để bán hàng chủ yếu thu phục tình thương khách qua đường nhưng rất phản cảm. Hình ảnh đó trong mắt người nước ngoài đến Việt Nam là rất xấu, tệ hại, sai bản chất về con người và nền kinh tế nước ta. Họ sẽ đánh giá thấp năng lực cạnh tranh, năng lực giải quyết công ăn việc làm của chính quyền địa phương.

Ngoài ra, để chống lại nạn chăn dắt, giảm thiểu hết mức số người ăn xin, nhà nước phải phát tín hiệu mạnh mẽ, thu gom những đối tượng lang thang, ăn xin vào trung tâm và kiên quyết xử lý nghiêm, từ đó người dân sẽ mạnh dạn chống lại tệ trạng này. Chính quyền cần phải nghiên cứu, điều tra kỹ mới có giải pháp đúng đắn. Chẳng hạn, phải thống kê số người thất nghiệp, đánh giá cuộc sống của họ ra sao; đặc biệt là đối với những đối tượng chăn dắt, nếu vi phạm nhiều lần thì phải xử lý hình sự theo luật định.

Thạc sĩ Bùi Việt Thành, giảng viên Xã hội học - trường ĐH KHXH & NV TP HCM:

Vận động người dân tố giác

TP HCM có nền kinh tế năng động nhất ở Việt Nam, điều này thu hút người dân đổ về đây để kiếm sống. “Đất lành chim đậu”, đó là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, TP đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển đô thị với mục tiêu “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”.

Các vụ việc phát sinh gần đây như: kẹt xe, ngập nước, thiếu sân chơi, hàng rong và nhất là hiện tượng đang gây nhức nhối xã hội - chăn dắt người già, trẻ em - đã bộc lộ yếu kém trong vấn đề quản lý và dự báo, tạo nên những ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của TP HCM trong các vấn đề phát triển, gây mất thiện cảm của người dân, khách du lịch khi đến thăm TP. Đặc biệt là nạn ăn xin dễ dẫn đến những hệ quả phát sinh như trộm cắp, mại dâm, buôn bán ma túy do các đối tượng lợi dụng nhóm người ăn xin để thực hiện các hành vi này.

Để dẹp nạn chăn dắt người già, trẻ em đi xin ăn, trước hết chính quyền TP cần xác định công việc thu gom, đưa những người lang thang, ăn xin vào các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc trả về địa phương là việc làm nghiêm túc, dài hạn, thường xuyên và cần sự chung tay của toàn xã hội, không phải theo phong trào hoặc vào các dịp lễ lớn. Muốn vậy, TP phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và tố giác hành vi bất nhân của những kẻ chăn dắt; ban hành các chế tài hay quy định rõ ràng để xử lý việc chăn dắt ăn xin một cách hiệu quả, tránh tái phạm.

Phải giải quyết được cái gốc

- “Việc này dễ ngăn chặn sao vẫn để dài dài? Có đường dây nóng, thấy trẻ con ăn xin, trẻ con bị hành hạ là gọi để báo, công an đưa ngay trẻ đến nơi nuôi dưỡng và tiến hành điều tra. Làm vài vụ là hết ngay” - bạn đọc Vietha đặt vấn đề.

- “Làm được như Đà Nẵng là đúng, phải giải quyết được cái gốc của vấn đề, tạo công ăn việc làm, dạy nghề cho những trường hợp ăn xin “thật” hoặc trường hợp cơ nhỡ. Đối với trường hợp chăn dắt ăn xin “giả”, phải có biện pháp cứng rắn, truy tố về tội dùng thủ đoạn, nhục hình chèn ép, bóc lột sức lao động người khác có tổ chức hoặc phạt tiền, phạt lao động công ích vài tháng... Đưa nạn nhân vào trung tâm bảo trợ hoặc các tổ chức xã hội, từ thiện...” - bạn đọc Dân Đọc Báo nêu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo