xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng làm khó người tham gia BHYT

Ngọc Dung - Trường Hoàng

Như Báo Người Lao Động (ngày 15-5) đã phản ánh, BHYT là chính sách an sinh xã hội, người tham gia phải được phục vụ chứ không thể bị đối xử như được ban ơn

Bà Trần Thanh Hương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội): Chưa năm nào bị “hành” như năm nay

Tôi tham gia BHYT đã 5 năm qua nhưng chưa năm nào thủ tục tham gia và khám chữa bệnh lại rắc rối như năm nay. Giữa tháng 3-2015, tôi ra phường mua thẻ BHYT. Ngoài sổ hộ khẩu phải photocopy, tôi còn phải nộp bản photocopy chứng minh thư, thẻ BHYT của chồng và con trai tôi đang làm việc tại cơ quan nhà nước mới đủ điều kiện để mua thẻ BHYT. Thậm chí, với cậu con trai du học vừa về nhà cũng phải mua thẻ BHYT theo hộ gia đình. Theo như thông tin tôi biết, quyền lợi của người bệnh dù được các cơ quan chức năng giải thích là có tăng hơn nhưng thủ tục hành chính như thời gian qua rõ ràng đang hạn chế quyền lợi của người tham gia BHYT.

GS-TS Mai Trọng Khoa (Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai): Nhờ có đồng chi trả

Thực hiện Luật BHYT từ ngày 1-1-2015 những bệnh nhân ung thư có chỉ định điều trị bằng các thuốc: Doxurubicin, Erlotinib, Gefitinib, Sorafenib sẽ chỉ còn được Quỹ BHYT thanh toán 50% thay vì 100% như trước đây. Hiện Erlotinib có giá hơn 1,3 triệu đồng/viên, Gefitinib gần 1,2 triệu đồng/viên, bệnh nhân ung thư cần dùng mỗi loại 1 viên/ngày. Sorafenib có giá gần 1 triệu đồng/viên với liều điều trị 4 viên/ngày... Đối với bệnh nhân ung thư, chi phí điều trị rất lớn. Nếu không có BHYT đồng chi trả thì bệnh nhân sẽ không gánh nổi.

 

Mệt mỏi chờ khám chữa bệnh theo diện BHYT tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM). Ảnh: TẤN THẠNH
Mệt mỏi chờ khám chữa bệnh theo diện BHYT tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM). Ảnh: TẤN THẠNH

 

Ông Nguyễn Minh Thảo (Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam): Giảm quyền lợi bệnh nhân để tránh “vỡ” quỹ

Mỗi năm, tại Việt Nam phát hiện khoảng 125.000 bệnh nhân mới mắc ung thư. Chi phí điều trị bình quân một bệnh nhân 10 triệu đồng/năm thì sẽ cần hơn 1.200 tỉ đồng/năm nhưng nếu chi phí điều trị bình quân 100 triệu đồng/bệnh nhân ung thư sẽ phải cần tới 12.000 tỉ đồng/năm. Để quỹ BHYT “gánh” hết số tiền khổng lồ này là vượt quá khả năng chi trả trong khi chi phí tiền thuốc cho nhiều bệnh khác như: lao, suy thận… cũng đang lấy từ nguồn quỹ này. Nếu không căn cơ thì chắc chắn quỹ BHYT sẽ “vỡ”.

Bà Nguyễn Thị Thu (Phó giám đốc BHXH TP HCM): Đơn giản dần thủ tục

BHYT hộ gia đình nhằm muốn các thành viên trong gia đình cùng có trách nhiệm tương trợ nhau. Năm 2014 tại TP HCM có 909.000 người tham gia BHYT tự nguyện và đa số người tham gia đều có bệnh mạn tính hoặc bệnh nặng. Vì thế, nhóm đối tượng BHYT tự nguyện đã sử dụng hết quỹ họ đã đóng và còn âm 1.400 tỉ đồng. Nhờ có quỹ BHYT của những người đang làm việc đóng nhưng sử dụng ít để bù lại 1.400 tỉ đồng bội chi của nhóm đối tượng này.

Về thủ tục, trong thời gian chờ UBND xã, phường lập danh sách tham gia BHYT theo hộ gia đình, từ ngày 1-1-2015 đến trước ngày 1-10-2015, khi hộ gia đình tham gia BHYT thì lập biểu theo mẫu D01-HGĐ, chỉ cần đại diện hộ gia đình (không nhất thiết là chủ hộ) kê khai những người trong hộ vào danh sách đăng ký tham gia BHYT. Người kê khai phải cam kết và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai và không yêu cầu phải sao chụp các loại giấy tờ.

Việc sao chụp thẻ BHYT của các đối tượng đã tham gia BHYT hộ gia đình chỉ thực hiện trong trường hợp có giảm trừ mức đóng BHYT (người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất).

Trường hợp hộ gia đình tham gia BHYT cho toàn bộ những người có tên trong hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì vẫn thu, cấp thẻ BHYT có thời hạn 12 tháng và được tính giảm trừ ngay mức đóng theo quy định.

 

Lo ngại bị hạn chế quyền lợi

Theo ghi nhận của phóng viên tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai, BV Nội tiết trung ương, BV Da liễu..., nhiều bệnh nhân rất lo ngại khi khám trái tuyến không còn được Quỹ BHYT chi trả 30% như trước đây. Bà Phạm Thị B. (65 tuổi, ngụ quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết bà bị tiểu đường và tăng huyết áp nên phải khám bệnh định kỳ. “Không xin chuyển được thẻ BHYT về BV Bạch Mai nhưng vì “hợp thầy, hợp thuốc” nên dẫu không được BHYT chi trả, tôi vẫn chấp nhận. BV nơi tôi đăng ký thẻ BHYT ngay gần nhà nhưng 4-5 tháng uống thuốc liên tục bị phù nề, người mệt mỏi rất khó chịu mà xin đổi thuốc tốt hơn thì không được” - bà B. nói.

Theo lãnh đạo cơ quan BHXH, việc không thanh toán BHYT đối với bệnh nhân khám ngoại trú vượt tuyến nhằm mục đích giảm tải ở các BV. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều BV tuyến trung ương cho biết số bệnh nhân khám bệnh ngoại trú thời gian qua không giảm so với trước khi thực hiện Luật BHYT mới.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo