xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gia đình cần làm gì để "chống chọi" cơn bão công nghệ?

PGS-TS Huỳnh Văn Sơn

Nhiều bậc cha mẹ chi hàng chục triệu đồng cho 1 chiếc smart phone nhưng rất cân nhắc để tổ chức cho con cùng mình đi du lịch, thăm viếng họ hàng...


Gia đình là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. Vì thế, sự bền vững của gia đình chính là nền tảng phát triển của xã hội. Gia đình còn là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đầu tư cho gia đình được mấy chấm?

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng giao lưu văn hoá với thế giới, ngoài yếu tố tích cực, hội nhập cũng đã kéo theo vào đất nước ta những biến đổi trong văn hóa, đạo đức xã hội, làm giá trị đạo đức truyền thống trong mỗi gia đình cũng dần bị thay đổi. Nhịp sống hiện đại và công nghệ đã cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng lấy đi nhiều thứ. Nếu như công nghệ đã vượt lên, băng về phía trước với con số ấn tượng thì chúng ta có nghĩ rằng mình đã đầu tư cho gia đình mấy chấm? 1.0, 2.0 hay lại là 0.4 hoặc chỉ là 0.004 sau những thách thức từ thực tiễn?

Thật ra không thể trách cứ công nghệ bởi công nghệ cũng do chính con người tạo nên. Gia đình cũng do bản thân chúng ta tạo thành. Sự gắn kết giữa con người và con người là sự tự nguyện, dựa trên nền tảng yêu thương và trách nhiệm. Nếu còn cảm xúc và rung động, nếu còn nghĩ suy và lương tâm, người ta không thể quên nơi chốn chúng ta được sinh ra, lớn lên, dưỡng dục. Dẫu gia đình theo nghĩa không toàn vẹn, ta vẫn cảm nhận ít nhất những rung động khách quan với sự yêu thương gồng gánh. Hoặc cả với những người không may mắn- chưa thể có một gia đình để lớn lên đúng nghĩa- biểu tượng về gia đình vẫn sắc nét, là nỗi ám ảnh cần đầu tư, dựng xây và gìn giữ...

Gia đình cần làm gì để chống chọi cơn bão công nghệ? - Ảnh 1.

Gia đình là hạt nhân để chúng ta cùng gắn kết, chung sống và cảm thấy có động lực mạnh mẽ mỗi khi nghĩ đến để làm việc, vượt khó và phấn đấu (ảnh minh họa- Ảnh từ Internet)

Nhiều quốc gia trên thế giới đã công bố kết quả điều tra có nhiều gia đình chi nhiều tiền để tậu những thứ công nghệ: tivi, internet, máy tính, đồ chơi điện tử...; hệ thống cửa tự động, điều khiển thông minh trong nhà tích hợp đồng bộ (ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, nhắc hoạt động cá nhân...). Thậm chí, bỏ 1 tháng lương để mua 1 chiếc điện thoại thông minh nhưng lại đầu tư nhỏ giọt thời gian, tâm trí cho chính gia đình mình. Có những bậc cha mẹ chi hàng chục triệu đồng cho 1 chiếc smart phone nhưng rất cân nhắc để tổ chức cho con cùng mình đi du lịch, thăm viếng họ hàng...

Buộc công nghệ phục vụ cuộc sống gia đình

Gia đình là biểu tượng mang tính toàn cầu, bởi đó là hạt nhân để chúng ta cùng gắn kết, chung sống và cảm thấy có động lực mạnh mẽ mỗi khi nghĩ đến để làm việc, vượt khó và phấn đấu. Thời gian và cả chất lượng gắn kết thành viên trong gia đình có vấn đề thì khó có thể hạnh phúc. Khi không có sự gắn kết thì sao có sự thông hiểu, thủy chung, gắn bó bền chặt và nuôi mãi một niềm tin…?

Không cần thiết phải tuyệt giao với công nghệ bởi công nghệ không có lỗi. Nhất định phải làm chủ công nghệ, điều chỉnh có chiến lược, trách nhiệm, tỉnh táo, thông tuệ khi sống chung trong thế giới công nghệ cùng gia đình, buộc công nghệ phục vụ cuộc sống gia đình thay vì để công nghệ làm chủ gia đình. Hãy dành trách nhiệm với gia đình trong tâm thức, kiên định với bản thân bằng những hành vi rất văn minh, tận dụng từ công nghệ để nuôi dưỡng tình yêu gia đình. Hình nền của điện thoại chúng ta đang hiện hữu là gì? Pass word của điện thoại chúng ta là ngày sinh của ai? Chúng ta đã khai thác tất cả tính năng của điện thoại thế nào, dành bao nhiêu phần trăm để nhớ về gia đình, con cái, để gắn kết một cách đúng nghĩa...? Đó là câu hỏi dành cho mỗi cá nhân nếu muốn gia đình vững bền và hạnh phúc.


Nguyên tắc 20 phút+, 20 phút +

Một nguyên tắc khá hay và thú vị: 20 phút+, 20 phút +. Nghĩa là, trong khoảng thời gian đó, các thành viên tạm "chia tay" những thiết bị công nghệ, có một bữa ăn sáng ấm cùng nhau. Mẹ vào bếp, ba nhặt rau, con chuẩn bị chén bát… Một bữa ăn đơn giản nhưng cơ hội để mẹ có thể hỏi con về việc học ở lớp, ba hỏi con về bạn thân, em hỏi anh về câu đố vui… Nếu không thể nấu một bữa ăn sáng, cả gia đình cùng dung mì gói trước khi bước vào ngày mới. Mọi thứ đều có thể đổi thay nếu thực sự muốn gắn kết các thành viên trong gia đình. Vào buổi tối, chọn 1 khung giờ phù hợp cho tất cả các thành viên để cùng nhau ăn cơm, trò chuyện. Khi vợ - chồng, cha mẹ và con cái, anh- em tìm được tiếng nói chung thì sự gắn kết sẽ thật vững bền.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo