xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gia đình từ góc nhìn phân bố nhân lực

Ngọc Kỳ

Tình trạng gia đình ngoài quê có việc không biết nhờ ai, gia đình thiếu không khí đầm ấm, đông đủ vì lý do mưu sinh… đang là một thực tế cần thay đổi.

Sau Tết Nhâm Dần, từ Ninh Bình, tôi từ biệt gia đình vào lại TP HCM làm việc. Được hơn 1 tuần, sáng hôm đó, mẹ gọi điện lo lắng nói bố bị đau đột ngột, người cứng lại, không thể di chuyển ra khỏi giường.

Tình huống xấu ập về trong suy nghĩ, tôi nghe điện thoại trong cảm xúc bấn loạn, phương án cấp tốc đặt vé trở lại quê chăm sóc bố được tính đến. Thật may, em trai dù cũng làm việc phía Nam nhưng nghỉ Tết dài nên còn ở lại. Em cùng mẹ gọi xe đưa bố tới bệnh viện, tháo vát thực hiện các thủ tục và sau cấp cứu thì bố có dấu hiệu hồi phục tốt.

Gia đình từ góc nhìn phân bố nhân lực - Ảnh 1.

Để bầu không khí gia đình luôn ấm áp, ngoài việc giữ nếp nhà, sự quan tâm, chia sẻ... thì khoảng cách về địa lý giữa các thành viên đóng vai trò quan trọng

Đó là kỷ niệm khá ám ảnh, đặc biệt khi tôi liên tưởng hàng loạt bài báo cách đây nhiều năm về những ngôi làng thiếu bóng dáng đàn ông còn sức khỏe. Ở các địa phương đó chỉ phụ nữ lo toan mọi việc nhà cửa, chăm sóc con cái, phụng dưỡng người già… còn nam giới thì đi xuất khẩu lao động hoặc vào những khu công nghiệp, vùng kinh tế phát triển để làm việc kiếm tiền gửi về.

Có thể nói, quá trình đô thị hóa nhanh tại một số vùng miền kéo theo sự phân bố nguồn lao động chưa thật hợp lý. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới kết cấu gia đình truyền thống. Tình trạng gia đình ngoài quê có việc không biết nhờ ai, gia đình thiếu không khí đầm ấm, đông đủ vì lý do mưu sinh… đang là một thực tế cần thay đổi.

Để phần nào khắc phục điều này, nhà nước, các ngành và tỉnh, thành thu hút lao động ngoại tỉnh đã có nhiều chính sách.

Chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân trước đây và hiện tại phần nào giúp công nhân, viên chức, người lao động đưa vợ chồng, con cái vào vừa học tập, cống hiến vừa giải tỏa nỗi buồn thiếu hụt không khí sum vầy.

Hoạt động hỗ trợ kinh phí, tặng vé về quê mỗi dịp Tết đến xuân về của chính quyền, doanh nghiệp cũng đã mang lại hiệu ứng tốt cho xã hội nói chung, cho những người nôn nóng đoàn tụ thân nhân sau nhiều tháng xa cách nói riêng.

Tuy nhiên, như đã nói, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu sự phát triển kinh tế, phân bổ lao động diễn ra đồng đều hơn. Địa phương nào cũng có thế mạnh hoặc tài nguyên, hoặc sản xuất, hoặc dịch vụ, du lịch..., vấn đề là sự quyết tâm và kế hoạch để tối ưu hóa thế mạnh.

Nếu làm được, người dân địa phương nào cũng yên tâm sáng đi làm, tối về bên tổ ấm; tỉnh, thành nào cũng dồi dào nội lực từ nhân lực, việc làm, tài nguyên, cơ hội đến khả năng bứt phá.

Và tôi tin các nhà chính sách đã, đang hoặc sẽ lưu ý để có những kế hoạch dài hơi tác động hiệu quả vào quá trình đô thị hóa cũng như cơ cấu kinh tế, mật độ đô thị…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo