xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gỡ nút thắt để phát triển nhà ở xã hội

Mai Đức Dũng

Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân trong các khu công nghiệp là góp phần thực hiện mục tiêu kép

Việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở tại các khu công nghiệp (KCN) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đồng thời là vấn đề được đông đảo người dân quan tâm.

Thực trạng nguồn cung nhà ở xã hội cho công nhân

Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), TP HCM có 122.111 công chức, viên chức nhưng mới chỉ có hơn 5.000 cán bộ được hỗ trợ vay ưu đãi với lãi suất 4,7%/năm trong 20 năm để mua nhà; khoảng 3 triệu người nhập cư, chủ yếu là công nhân - lao động mà phần lớn muốn thuê nhà ở xã hội hoặc phòng trọ.

TP HCM có 285.000 công nhân tại 17 KCN, khu chế xuất (KCX) nhưng chỉ 15% được thuê chỗ ở tại các nhà lưu trú công nhân (chưa bao gồm 95.000 công nhân các cụm công nghiệp), có 6 khu KCN, KCX đã có nhà lưu trú công nhân.

Đồng thời, TP HCM có khoảng 60.470 cơ sở nhà trọ của cá nhân, hộ gia đình với 560.219 phòng trọ đã giải quyết chỗ ở cho khoảng 1,4 triệu công nhân - lao động thuê phòng trọ với giá khoảng 800.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng nhưng đã chiếm khoảng 20% thu nhập của công nhân - lao động.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, nhận định có khoảng 56,8% công nhân - lao động có thu nhập rất thấp và trên 60% công nhân - lao động nhập cư chỉ có nhu cầu thuê nhà ở xã hội, phòng trọ để sau thời gian 10-15 năm làm việc tích lũy rồi trở về quê.

TP HCM giai đoạn 2016-2020 xây dựng được 15.000 căn nhà ở xã hội, đạt 75% kế hoạch. Kết quả này chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của xã hội.

Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt phân khúc nhà ở xã hội, đó là do các doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa được vay ưu đãi với lãi suất 4,8%. Các dự án nhà ở xã hội cho thuê chưa được giảm thuế suất thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp hay quy trình thủ tục đầu tư dự án rắc rối, nhiêu khê hơn thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại…

Gỡ nút thắt để phát triển nhà ở xã hội - Ảnh 1.

Nhiều công nhân - lao động nhập cư có nhu cầu thuê nhà ở xã hộiẢnh: Quốc Anh

Gỡ nút thắt như thế nào?

Nhà ở là điều kiện đầu tiên để phát triển nguồn lực con người - yếu tố hết sức quan trọng để phát triển sản xuất. Bảo đảm tốt vấn đề này sẽ giúp người lao động ổn định sức khỏe, tái sản xuất sức lao động, góp phần tạo nguồn lực lao động có chất lượng cho xã hội.

Việc cải thiện chỗ ở cho người lao động - nhất là công nhân làm việc trong các KCN, KCX - cần được xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Kinh nghiệm ở những nền kinh tế đang phát triển giống Việt Nam, việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế phải gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Do đó khi phê duyệt các dự án KCN, KCX bắt buộc phải dành quỹ đất tương xứng để xây dựng nhà ở và các công trình thuộc kết cấu hạ tầng cho công nhân. Đồng thời có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN.

Về phía thành phố, cần tạo điều kiện về quỹ đất, có quy định ưu đãi về tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng. Đồng thời, nếu cần có thể tách riêng chính sách nhà ở cho công nhân để có cơ chế khuyến khích, ưu đãi nhằm phát triển loại hình nhà lưu trú cho công nhân trong KCN.

Đối với doanh nghiệp, cần có chính sách, quy định bắt buộc các chủ doanh nghiệp sử dụng lao động phải có trách nhiệm dành một tỉ lệ vốn tham gia giải quyết nhà ở cho người lao động thông qua việc đóng góp tài chính hoặc tự xây nhà ở cho người lao động thuê, mua; nghiên cứu đa dạng hóa các kiểu dáng kiến trúc phù hợp với điều kiện sống của người lao động.

Khi quy hoạch các khu đô thị mới, KCN mới cần phải đồng thời quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân bảo đảm hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định. Đối với các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo quy định. Đối với các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập, cần quy hoạch tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Tích cực đẩy mạnh rà soát nhu cầu, chương trình - kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, tình hình triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ; nhu cầu vay vốn ưu đãi (nếu có) của chủ đầu tư các dự án ở tất cả các quận, huyện của thành phố. Từ đó nắm bắt kịp thời, thúc đẩy tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Xây dựng nhà ở xã hội giúp bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo