xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GÓP Ý DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI): Gỡ vướng quyền định đoạt tài sản

Luật sư Nguyễn Thanh Thanh (Đoàn Luật sư TP HCM)

Vợ hoặc chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung; toàn quyền quyết định về tài sản của mình trong tài sản chung

Những quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng trong dự thảo Bộ Luật Dân sự (BLDS) sửa đổi (gọi tắt là dự luật) đã khắc phục được những hạn chế của BLDS hiện hành.

Nới rộng quyền thay đổi di chúc

Khoản 2, điều 664 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.

Quy định này đã làm hạn chế phần nào quyền của người để lại di sản khi họ cùng nhau lập di chúc. Một trong hai người muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc này thì phải được sự đồng ý của người kia. Nếu một trong hai người không đồng ý thì không thể thực hiện được việc thay đổi di chúc.

 

Một phiên tòa dân sự tại TAND quận 1, TP HCM Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG
Một phiên tòa dân sự tại TAND quận 1, TP HCM Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG

Ngoài ra, trên thực tế khi vợ, chồng lập di chúc, thường họ muốn định đoạt tài sản không đồng đều nhau như quy định chia di sản thừa kế theo pháp luật. Tài sản chung của vợ chồng là hợp nhất nên khó có thể xác định phần tài sản của mỗi người cụ thể là tài sản nào; tài sản của chồng là cho ai, tài sản của vợ là cho ai. Do đó, nếu một người đã chết, người còn lại thay đổi di chúc thì coi như toàn bộ di chúc không đúng với nội dung lập ban đầu.

Những vướng mắc trên đã được điều 647 dự luật sửa đổi: “Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. Nếu người kia không đồng ý thì mỗi người có quyền lập di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.

Bảo đảm quyền thừa hưởng di chúc

Theo quy định tại điều 668 Bộ Luật Dân sự 2005: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Trong thực tiễn các vụ án về tranh chấp thừa kế thì quy định này cũng bộc lộ hạn chế nhất định.

Trường hợp người chồng chết trước, người vợ vẫn sống 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn. Trong khi đó, người được hưởng di sản thừa kế từ người chồng đang có hoàn cảnh rất khó khăn nhưng bắt buộc phải đợi đến lúc người vợ qua đời thì mới được hưởng phần di sản thừa kế theo quy định di chúc chung của vợ chồng. Thậm chí, người thừa hưởng tài sản có thể chết trước người lập di chúc còn lại và cả thời hiệu khởi kiện cũng sẽ bị kéo dài vì thời hiệu sẽ tính từ ngày người lập di chúc chung còn lại chết.

Để khắc phục vấn đề này, điều 651 dự luật quy định: “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó”.

Đây là bước tiến đáng kể, hợp lý, bảo đảm quyền, ý chí định đoạt tài sản của người lập di chúc dù người đó có chết trước và cũng bảo đảm quyền thừa hưởng di sản của người thừa kế.

 

Tôn trọng nguyện vọng người đã chết

Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tài sản riêng thì khi lập di chúc, phần tài sản riêng của họ cũng sẽ được nhập vào khối tài sản chung và được phân chia cụ thể. Do đó, nếu người còn sống được quyền thay đổi di chúc đối với phần tài sản của mình thì nội dung di chúc sẽ không còn đúng với ý chí, nguyện vọng, định đoạt của người đã chết. Ví dụ: Vợ, chồng ông A, bà B có ngôi nhà chung trị giá 5 tỉ đồng. Ông A có thửa đất riêng trị giá 3 tỉ đồng. Khi lập di chúc, hai vợ chồng cho người con chung của mình là anh C ngôi nhà và cho chị D (con riêng của bà B) thửa đất. Bà B chết trước, ông A bèn sửa đổi di chúc cho luôn anh C thửa đất 3 tỉ đồng. Theo quy định tại điều 664 BLDS thì việc làm của ông A là hợp pháp. Tuy nhiên, không hợp tình, hợp lý ở chỗ nó đã xâm phạm đến quyền lợi của chị D và không đúng với ý chí, nguyện vọng của bà B.

Thiết nghĩ, để bảo đảm quyền lợi chính đáng và thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của người chết trước, điều 647 dự luật cần bổ sung: “... Nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình nhưng không trái với nguyện vọng, ý chí của người đã chết lúc còn sống”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo