xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Hành” doanh nghiệp

Lương Duy Cường

Dù Cục Kiểm lâm xác định lô hàng là nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ vi phạm hành chính trong quản lý vận chuyển lâm sản nhưng các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận vẫn quyết “hành” doanh nghiệp

Giữa tháng 12-2010, Công ty TNHH Hoàng Thúc (Công ty Hoàng Thúc, tỉnh Đồng Nai) đến TP Đồng Hới mua của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Long Thành (Công ty Long Thành, tỉnh Quảng Bình) 22,843 m3 gỗ thành phẩm (502 tấm) và của ông Lê Văn Đức (ngụ TP Đồng Hới) 1,297 m3 (48 tấm). Tất cả số gỗ này đều cùng chủng loại gỗ gõ đỏ, nhập khẩu từ Lào.

Lâm cảnh nợ nần

Trên đường vận chuyển vào tỉnh Đồng Nai, toàn bộ số gỗ và phương tiện vận chuyển bị lực lượng Công an kinh tế tỉnh Bình Thuận tạm giữ vào ngày 21-12-2010 vì nghi là gỗ lậu. Hai giờ sau, ông Đinh Trọng Thúc, Giám đốc Công ty Hoàng Thúc, có mặt và trình bày rõ toàn bộ số gỗ trên có đủ hồ sơ hợp pháp. Riêng số gỗ của ông Đức do Công ty TNHH Phú Ninh (Công ty Phú Ninh, TP Đồng Hới) nhập khẩu và bán cho cá nhân trong địa phương sử dụng với số lượng ít nên không trích xuất hồ sơ nhập khẩu trừ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

Ông Thúc đề nghị cơ quan công an có văn bản yêu cầu Công ty Phú Ninh có hồ sơ chứng minh lai lịch gỗ nhưng không được chấp nhận. Toàn bộ số gỗ và 2 xe vận chuyển đã bị Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an Bình Thuận) tạm giữ.

Ông Đinh Trọng Thúc (trái) trình bày những bức xúc trước việc bị xử phạt oan ức
Ông Đinh Trọng Thúc (trái) trình bày những bức xúc trước việc bị xử phạt oan ức

Sau 2 lần gia hạn tạm giữ, PC46 chuyển hồ sơ đến Cơ quan CSĐT để truy cứu trách nhiệm hình sự. Đến ngày 23-6-2011, do không chứng minh được dấu hiệu phạm tội nên Cơ quan CSĐT không khởi tố vụ án. PC46 chuyển hồ sơ sang Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận đề nghị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lâm sản.

Ông Thúc cho biết bấy giờ, ông những tưởng đã yên tâm, chỉ bị xử lý hành chính theo điều 22 Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 2-11-2009 của Chính phủ “Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản” quy định: “Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với chủ lâm sản mua, bán, vận chuyển... lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định hiện hành về trình tự, thủ tục quản lý”. Thế nhưng, UBND tỉnh Bình Thuận vẫn chỉ trả lại cho ông Thúc 502 tấm gỗ và xử phạt ông Thúc 40 triệu đồng vì hành vi mua bán lâm sản trái pháp luật và tịch thu 48 tấm gỗ còn lại; phạt tài xế 40 triệu đồng vì đã điều khiển xe vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Bỗng chốc ông Thúc lâm cảnh nợ nần vì không chỉ bị tịch thu một phần gỗ mà số gỗ nhận lại do mưa nắng, xuống cấp phải bán rẻ làm ông Thúc bị lỗ 115 triệu đồng, còn phải trả 12 triệu đồng tiền xe lưu bãi, 48 triệu đồng lãi vay để mua hàng và chủ của 2 xe vận tải đòi gần 700 triệu đồng do xe bị giữ (1,5 triệu/xe/ngày)...

Trái pháp luật

Xem xét tòan bộ vụ việc, luật sư Trần Vũ Hải, Đoàn Luật sư Hà Nội, cho biết UBND tỉnh Bình Thuận căn cứ điều 20 và 21 của Nghị định 99/2009/NĐ-CP để xử phạt ông Thúc mua bán lâm sản trái pháp luật là không đúng vì Cục Kiểm lâm đã xác định chỉ có hành vi vi phạm thủ tục hành chính mua, bán, vận chuyển lâm sản xuất nhập khẩu, dù có sự chênh lệch nào đó về số lượng, kích thước, quy cách.

Đối với  PC46, trong quyết định tạm giữ tang vật khẳng định “có hành vi vi phạm hành chính vận chuyển hàng nhập lậu” nhưng lại không lập biên bản vi phạm hành chính là trái điều 55 Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính 2002 (đã sửa đổi, bổ sung). PC46 cũng xác định số hàng nhập lậu này trị giá ít nhất trên 100 triệu đồng thì theo quy định là phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Việc không truy cứu là đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn kéo dài. Nếu làm đúng thì chỉ sau 2 tháng (thời hạn xác minh dài nhất theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự) kể từ ngày xác minh và xác định ông Thúc không vi phạm hình sự nhưng vi phạm hành chính thì phải lập biên bản vi phạm hành chính ngay tại thời điểm tạm giữ hàng hóa và tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (kể cả gia hạn) phải quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trả lại hàng, xe nếu ông Thúc không vi phạm hành chính” - ông Hải phân tích. Ông khẳng định PC46 tạm giữ hàng và xe sau ngày 31-12-2010 là trái pháp luật nên mọi hành vi liên quan sau đó cũng trái pháp luật. 

Theo luật sư Trần Vũ Hải, các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận đã tìm cách hợp thức hóa sai trái của PC46 để tránh bồi thường cho ông Thúc. Chủ tịch tỉnh Bình Thuận ban hành những quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này cũng không đúng pháp luật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo