xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Lợi ít, hại nhiều

Huỳnh Hiếu ghi

Điện thoại thông minh hỗ trợ việc học trên lớp có thể sẽ phù hợp trong tương lai. Còn hiện tại, giáo viên không phải "siêu nhân" để vừa dạy tốt vừa quản lý học sinh dùng điện thoại

Đây là ý kiến tham gia diễn đàn viết từ thực tế của 2 bạn đọc là giáo viên (GV) đang tham gia giảng dạy.

Bạn đọc Tiêu Nhi: Xin đừng "trăm dâu đổ đầu tằm"!

Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho phép học sinh (HS) dùng điện thoại trong giờ học nhưng chỉ phục vụ việc học tập với sự đồng ý của GV đang thật sự gây sốc với những người làm trong ngành giáo dục như chúng tôi. Và tôi, một GV đứng lớp bậc THCS lâu năm, hoàn toàn không đồng ý với việc cho phép HS sử dụng điện thoại trong giờ học bởi những lý do sau:

Học sinh dùng điện thoại trong lớp:  Lợi ít, hại nhiều - Ảnh 1.

Trong giờ học, bao nhiêu học sinh thật sự dùng điện thoại để tra cứu, nghiên cứu, thảo luận khi mà tin nhắn cứ nhấp nháy? (Ảnh chỉ có tính minh họa) .Ảnh: TẤN THẠNH

Việc học online của HS trong mùa dịch thông qua điện thoại thông minh, mặc dù có sự kèm cặp của phụ huynh (PH) bên cạnh nhưng không ít HS lợi dụng điện thoại để chơi game và trò chuyện (chat) với bạn qua các nhóm kín. Tỉ lệ HS thật sự học online rất thấp và số lượng này cứ rơi rụng vào cuối tiết học vì các em mải dùng điện thoại để phục vụ mục đích riêng. PH cứ nghĩ GV quản và ngược lại, cứ thế, HS mải mê với chiếc điện thoại trên tay.

Khi điện thoại được mang vào lớp học, vô số chuyện dở khóc dở cười xảy ra. Trên bục giảng, GV giảng bài, dưới lớp một số HS mang theo điện thoại cứ cúi mặt vào hộc bàn, thỉnh thoảng mỉm cười một mình, rồi 2-3 HS tụm lại trầm trồ, chỉ trỏ vào một trò chơi hay bình phẩm một hình ảnh vui nhộn hoặc phản cảm đang gây sốt mạng. GV nhắc nhở lần một, lần hai và lần ba thì chiếc điện thoại bị tịch thu nhưng câu chuyện làm sao để bảo quản chiếc điện thoại của HS để trả lại cho PH một cách an toàn cũng không đơn giản.

Nhiều HS không tập trung vào việc học mà thường xuyên selfie, tranh thủ chụp hình thầy cô đang giảng bài rồi đăng Facebook. Tôi thường xuyên thấy hình ảnh đồng nghiệp bị HS ngẫu hứng chụp trong các tiết dạy: thầy giáo với khuôn mặt đăm chiêu, cô giáo đang cau có, la mắng HS chưa ngoan… Có thể tôi cũng đã trở thành nạn nhân ở đâu đó trên các trang mạng của các em.

Chúng ta không phủ nhận mặt tiện ích mà điện thoại thông minh mang lại để phục vụ cho việc học. Công việc này chúng tôi thường xuyên tận dụng trong việc nhắc nhở HS sau mỗi buổi học. Để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo, HS cần tra cứu kiến thức thông qua các thiết bị thông minh nhưng được chuẩn bị ở nhà dưới sự quản lý của bố mẹ, khác với việc đem điện thoại đến lớp. Hơn nữa, với sĩ số mỗi lớp từ 35-40 HS như hiện nay, không một GV nào dám bảo đảm quản được mục đích sử dụng điện thoại của các em. Trái lại sẽ tăng thêm gánh nặng cho GV và hậu quả HS là người gánh chịu.

Hiện chương trình và sách giáo khoa luôn thay đổi, GV không phải "siêu nhân" để vừa thay đổi cái này vừa thích nghi cái kia, trong khi mặt tích cực của việc sử dụng điện thoại trong lớp thì ít mà mặt tiêu cực thì vô số. Điện thoại thông minh hỗ trợ việc học tập có thể sẽ phù hợp trong tương lai khi nhận thức mọi người đã thay đổi, còn bây giờ xin đừng "trăm dâu đổ đầu tằm".

Bạn đọc Trang Nguyễn: Đừng vội "cởi trói" điện thoại trong lớp học!

Thông tin trên internet vô cùng phong phú, có thể giúp HS bổ trợ kiến thức, vấn đề là khai thác đúng cách, sử dụng hợp lý. GV có thể yêu cầu HS tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu thông qua hợp tác nhóm, bài tập nhóm ở nhà nhưng thời gian trên lớp là để dành cho sự tương tác bài học giữa thầy và trò, trò với trò.

Thử tưởng tượng giờ học sáng đèn smartphone, bao nhiêu HS thật sự hòa mình vào bài học để tra cứu, nghiên cứu và thảo luận khi mà tin nhắn chat, tin báo comment cứ nhấp nháy? Ngay cả người lớn đôi khi còn khó dứt ra khỏi điện thoại huống chi tuổi HS nhiều tò mò, thích khám phá.

Một đứa trẻ được "thả nổi" trên mạng xã hội thiếu hẳn kiểm soát của PH là một mối nguy. Khi điện thoại được quyền xuất hiện công khai trong lớp học, cái cớ để HS tiếp xúc với màn hình di động sẽ nhiều hơn, mối lo trẻ nghiện điện thoại di động và nguy cơ trẻ bị bắt nạt qua mạng xã hội sẽ tăng lên khó kiểm soát. Đôi khi "sử dụng điện thoại hỗ trợ việc học" sẽ bị lợi dụng làm lá chắn cho vô số thú vui mà trẻ qua mặt, lừa dối bố mẹ.

Hơn nữa, khi chiếc điện thoại xuất hiện, sự kết nối giữa thầy - trò, trò - trò có nguy cơ bị đứt gãy bởi ai cũng như ai, chăm chú vào thế giới riêng trong màn hình điện thoại. Hãy để thầy trò thảnh thơi lên lớp, hòa vào bài giảng, sôi nổi hoạt động và thăng hoa cùng kiến thức, kỹ năng thay vì cứ mãi vướng bận chuyện màn hình sáng đèn hay cú rung nhẹ dưới hộc bàn. 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 24-9

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo