xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học sinh tự tử vì áp lực: Lỗi ai?

Nhóm phóng viên

Chương trình học quá tải? Cha mẹ quá kỳ vọng vào con cái? Học sinh không được trang bị kỹ năng sống để có bản lĩnh vượt qua khó khăn?... Đâu là nguyên nhân dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ của con trẻ?

Chiều 28-12, em Đ.T.T.T (học sinh lớp 11 Trường THPT Đồng Xoài, Bình Phước) đã được gia đình đưa đi an táng trong sự tiếc thương của người thân, thầy cô và bạn bè.

“Hãy tha lỗi cho bố mẹ…”

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về nguyên nhân dẫn đến việc T. tự tử, thầy Trần Quang Đông, Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Xoài, cho biết tổng kết học kỳ 1 vừa qua, T. chỉ được xếp loại trung bình. “Có thể em thất vọng vì với sức học như vậy sau này khó có thể thi đậu vào trường y hoặc trường công an, sẽ khiến bố mẹ buồn. Dường như bố mẹ em kỳ vọng rất lớn vào con gái…” - thầy Đông nói.

Cũng theo thầy Đông, năm vừa qua, Trường THPT Đồng Xoài có khoảng 95% học sinh đủ điều kiện vào đại học, trong đó 65% đậu nguyện vọng 1. Dù vậy, trường chưa từng gây áp lực với học sinh, “thầy trò rất thoải mái, vui vẻ”.

Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 27-12, tại đập nước Phước Hòa thuộc xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, T. ngồi nói chuyện với một người bạn trai. “Bỗng dưng T. khóc rồi leo nhanh lên lan can thành đập nhảy xuống. Em vội đứng dậy lao tới kéo T. nhưng không kịp” - người bạn này kể lại.

Kiểm tra trong ba lô T. để lại, công an phát hiện 5 lá thư tuyệt mệnh. Trong đó có 2 lá thư T. gửi bố, mẹ; còn lại gửi cho chị gái, bạn bè với nội dung thể hiện sự buồn chán, thất vọng vì không đáp ứng được sự kỳ vọng của gia đình.

Trong lá thư nạn nhân gửi bố mẹ, có đoạn: “Năm nay con được học sinh trung bình, con phụ lòng bố mẹ rồi, tương lai sau này của con cũng không còn nữa, con xin lỗi, con xin lỗi bố mẹ. Không, không, con không thể chịu nổi nữa rồi. Con… mệt… con… nản… Từ trước đến giờ con luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh… rằng… bố mẹ tạo áp lực… Con trách con rằng con không lo học hành để rồi bây giờ làm bố mẹ buồn như thế. Con trách con rằng con không nghe lời bố mẹ, để rồi bây giờ cuộc đời tối tăm như thế. Tương lai con mù mịt, suy nghĩ con mù mịt, con đường con đi cũng mù mịt, mọi thứ xung quanh con mù mịt… Hết rồi, tất cả kết thúc rồi”. Trong một lá thư khác, có đoạn: “Con luôn suy nghĩ rằng phải đậu trường công an hay y cho bố mẹ vui lòng nhưng con thực sự rất mệt, con mệt lắm, con buông xuôi tất cả. Con không thể hoàn thành nó được…”.

 


Đập nước Phước Hòa, nơi em T. leo lên lan can và nhảy xuống tự tử

Đập nước Phước Hòa, nơi em T. leo lên lan can và nhảy xuống tự tử

 


Lá thư tuyệt mệnh T. gửi cho bố mẹ Ảnh: Như Phú

Lá thư tuyệt mệnh T. gửi cho bố mẹ Ảnh: Như Phú

 

Khi lực lượng chức năng đang dò tìm thi thể T., ông Đ.M.C (cha của T.) gào thét thảm thiết bên đập: “T. ơi! Bố mẹ xin lỗi, bố mẹ biết lỗi rồi, hãy tha lỗi cho bố mẹ!”.

Theo ông C., ông có 3 người con, T. là con út. Hai người chị của T. đều không học đến nơi đến chốn nên gia đình kỳ vọng vào T. rất nhiều không ngờ vì thế mà tạo áp lực đến mức T. phải tự tử.

Đặt mình vào vị trí của con

Đây không phải lần đầu dư luận phải giật mình vì những hành động thiếu suy nghĩ của con trẻ chỉ vì áp lực học hành. Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, cha mẹ nào cũng mong con cái thành công, có địa vị trong xã hội nhưng mỗi người đều có năng lực, tính cách, năng khiếu riêng nên con đường tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống cũng khác nhau. “Vì thế, thay vì tạo áp lực, cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con để có cách giải quyết thỏa đáng cho mỗi tình huống, hãy khuyến khích con để chúng có nghị lực phấn đấu đạt được mục đích. Ví dụ, khi con không được điểm cao, đừng quy kết, trách móc mà hãy đặt mình ở địa vị con để thấy được lý do vì sao như vậy. Cuộc sống luôn đặt ra rất nhiều khó khăn mà mỗi người phải vượt qua. Cha mẹ cần trang bị cho con kỹ năng vượt qua những giây phút căng thẳng, những áp lực nặng nề để thấy rằng cho dù thế nào, cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ nhất” - chuyên gia Trịnh Trung Hòa nói.

Từng điều trị cho nhiều ca stress cấp tính, stress trường diễn, rối loạn lo âu, trầm cảm, thậm chí có ý tưởng hay hành vi tự tử, có ý nghĩ chán sống… từ áp lực học hành, thành tích, ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần khu vực TP HCM, phân tích tuổi học trò hết sức nhạy cảm bởi những biến đổi đồng loạt về cơ thể, tâm sinh lý, nhận thức về cuộc sống... Các em dễ suy nghĩ tích cực nhưng cũng dễ tiêu cực, muốn thể hiện mình và muốn được ghi nhận. Đây cũng là tuổi yêu đương, ham thích cái mới, dễ bị lôi cuốn. Vì vậy, đây cũng là tuổi cần được trau dồi về kỹ năng xã hội.

“Đôi khi người ta hay đùa rằng học quá nên… bất thường. Tuy nhiên, nếu sự bất thường này đã bao gồm sự thay đổi về tâm tính hay những hành động khó hiểu, tự gây nguy hiểm cho bản thân, có thái độ thù hằn với xung quanh thì cha mẹ nên đưa con đến gặp chuyên gia thay vì cứ hy vọng “dạo này học căng quá, qua giai đoạn này sẽ ổn”. Mọi bất ổn về tâm thần càng để lâu sẽ càng nặng thêm và khó lường” - BS Quang cảnh báo.

 

Mời bạn đọc tham gia diễn đàn

Từ số báo ngày 29-12, trên trang Bạn đọc Báo Người Lao Động mở diễn đàn “Học sinh tự tử vì áp lực: Lỗi ai?”. Chúng tôi trân trọng mời quý bạn đọc tham gia góp ý, trình bày quan điểm của mình trên diễn đàn này.

Bài vở xin gửi qua email: bandoc@nld.com.vn hoặc trực tiếp đến tòa soạn ở số 123-127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo