xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khốn khổ vì 7 năm hầu kiện

Bài và ảnh: CAO NGUYÊN

Bản án chưa rõ nhưng tòa không xét xử lại theo đề nghị giám đốc thẩm khiến 1 gia đình khốn đốn

Theo trình bày của ông Nguyễn Ngọc Ninh (SN 1960; ngụ xã Ea Pal, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk), năm 2010 và 2011, gia đình ông có vay của ông Nguyễn Văn Linh (ngụ thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar) 2 lần số tiền 900 triệu đồng. Gia đình ông Ninh đã thế chấp 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và có lập hợp đồng thế chấp tài sản cho 2 khoản vay này.

Không có người vẫn chứng thực

Đến thời hạn trả nợ, ông Ninh đã đề nghị ông Linh trả cho ông 1 sổ đỏ để bán trả nợ nhưng ông Linh không đồng ý. Năm 2011, ông Linh đã khởi kiện ra TAND huyện Ea Kar đòi nợ. Lúc này, ông Ninh mới tá hỏa khi ông Linh cho rằng ngoài khoản tiền trên, gia đình ông còn vay của ông Linh thêm một lần với số tiền 1,7 tỉ đồng. Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay 1,7 tỉ đồng được UBND thị trấn Ea Knốp (huyện Ea Kar) chứng thực.

"Trong quá trình vay mượn 2 khoản tiền 900 triệu đồng, ông Linh đã yêu cầu vợ chồng tôi ký khống vào hợp đồng thế chấp tài sản. Sau khi có chữ ký, ông Linh tự viết vào hợp đồng nói tôi vay 1,7 tỉ đồng rồi đi chứng thực" - ông Ninh nói.

Khốn khổ vì 7 năm hầu kiện - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Ngọc Ninh

Bất ngờ trước việc chứng thực, ông Ninh đã làm đơn tố cáo cán bộ UBND thị trấn Ea Knốp. Sau đó, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Kar đã có văn bản trả lời đơn của ông Ninh. Cụ thể, ông Nguyễn Thanh Hưng, cán bộ tư pháp thị trấn Ea Knốp, xác nhận khi lập hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không có mặt vợ chồng ông Ninh nhưng vẫn tham mưu cho lãnh đạo UBND thị trấn ký. Tuy nhiên, việc chứng thực này chỉ là vi phạm hành chính nên đã gửi văn bản đề nghị UBND thị trấn Ea Knốp xử lý ông Hưng theo quy định.

Ngày 13-12-2011, TAND huyện Ea Kar đã mở phiên tòa sơ thẩm vụ kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn là ông Linh và bị đơn là vợ chồng ông Ninh. Mặc dù tại phiên tòa, ông Ninh đã trình bày về việc vợ chồng ông không đến UBND thị trấn ký hợp đồng thế chấp tài sản và không vay khoản tiền 1,7 tỉ đồng nhưng HĐXX vẫn tuyên buộc vợ chồng ông Ninh phải hoàn trả số tiền hơn 2,9 tỉ đồng (cả lãi). Trong trường hợp vợ chồng ông Ninh không có tài sản để thi hành án thì ông Linh được ưu tiên trong việc thi hành án dân sự đối với toàn bộ tài sản đã thế chấp. Ông Ninh kháng cáo nên ngày 4-4-2012, TAND tỉnh Đắk Lắk đã xét xử phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tố cáo cán bộ tòa

Sau khi có bản án phúc thẩm, cơ quan thi hành án đã tiến hành kê biên, bán đấu giá tài sản trên 5 sổ đỏ mà gia đình ông Ninh đã thế chấp. Ông Ninh có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm nên ngày 16-4-2015, Tòa Dân sự, TAND Tối cao đã mở phiên tòa và nhận định, hợp đồng tuy có chứng thực nhưng không đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Cán bộ tư pháp địa phương xác nhận vợ chồng ông Ninh không trực tiếp đến UBND xã ký tên vào hợp đồng, do đó tòa sơ thẩm và phúc thẩm xác định vợ chồng ông Ninh vay của ông Linh 1,7 tỉ đồng là chưa đủ cơ sở. Do đó, TAND Tối cao đã hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ cho TAND huyện Ea Kar xét xử lại.

Tuy nhiên, ngày 18-9-2015, TAND huyện Ea Kar đã quyết định đình chỉ vụ án với lý do: Tòa đã thông báo nộp tiền tạm ứng án phí mà nguyên đơn là ông Linh không nộp cũng không có đơn rút yêu cầu khởi kiện.

Bức xúc, ông Ninh đã làm đơn tố cáo 3 thẩm phán của phiên tòa phúc thẩm vì cho rằng đã ra bản án trái pháp luật, gây thiệt hại cho gia đình ông và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Ngày 5-9-2016, TAND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản trả lời đơn tố cáo của ông Ninh rằng: Căn cứ vào thông tư liên tịch hướng dẫn trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính xác định điều kiện bồi thường và văn bản xác định hành vi trái pháp luật thì đối với những người tiến hành tố tụng mà ông nêu chưa có văn bản nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người đã tiến hành tố tụng là trái luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Ông Ninh tiếp tục gửi đơn tố cáo lên cấp cao hơn. Được biết, hiện Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao đang thụ lý, giải quyết đơn tố cáo của ông Ninh. 

Gia đình tứ tán

Theo ông Nguyễn Ngọc Ninh, sau khi toàn bộ tài sản bị bán đấu giá, vợ và con ông phải đi làm thuê ở Đồng Nai kiếm sống.

Riêng ông, do phải theo đuổi vụ việc nên sống nhờ tại một nhà chùa ở huyện Ea Kar. Hằng ngày, ông cũng phải đi làm thuê để có tiền chi phí đi lại cho việc kiện tụng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo