xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể cò kè với luật pháp

Mai Nguyễn

Cuối cùng, Sở Y tế tỉnh Cà Mau cũng bị buộc thu hồi quyết định tái bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau đối với bác sĩ (BS) Đặng Bé Nam. Song song đó, chiều 31-12-2014, đại diện Sở Y tế tỉnh Cà Mau triển khai quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo cho BS Nam đến thời điểm nghỉ chế độ theo đúng quy định vào ngày 30-6-2015.

Bác sĩ Đặng Bé Nam

Vụ tái bổ nhiệm bác sĩ Đặng Bé Nam gây xôn xao dư luận

Tới đây, theo yêu cầu của HĐND tỉnh Cà Mau, Sở Nội vụ tỉnh sẽ phải làm rõ trách nhiệm của ông Huỳnh Quốc Việt, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, người ký quyết định trái luật. Tuy nhiên, trong vụ việc này, ngoài xử lý trách nhiệm của giám đốc sở y tế, dư luận cũng mong muốn truy trách nhiệm liên quan đối với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau và cả Bộ Y tế.

Cụ thể, sau khi Sở Y tế có tờ trình gửi UBND tỉnh Cà Mau, lãnh đạo tỉnh đã đồng tình về việc tái bổ nhiệm giám đốc cho BS Đặng Bé Nam đến năm 2018. Đến khi bị dư luận chỉ trích, lãnh đạo tỉnh mới đồng tình hủy quyết định, đồng thời tiếp tục ủng hộ đề xuất của Sở Y tế tỉnh Cà Mau tái bổ nhiệm bà Nam đến hết năm 2015 nếu HĐND tỉnh Cà Mau không can thiệp.

Bộ Y tế cũng không làm tròn trách nhiệm của một cơ quan quản lý nhà nước khi “ủng hộ cán bộ lãnh đạo nữ có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và được tập thể tín nhiệm theo quyết định của địa phương” mà quên trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu Sở Y tế tỉnh Cà Mau thực hiện bổ nhiệm lại theo đúng quy định pháp luật và quy chế ngành.

Có thể nói, hệ thống văn bản pháp luật về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại rất chặt chẽ, phân cấp rõ ràng và trên thực tế, gần như chưa có tiền lệ như vụ tái bổ nhiệm BS Nam. Khi trao đổi về trường hợp BS Nam, một chuyên gia về pháp luật lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng “luật pháp đã bị cò kè bớt một thêm hai”; nếu Cà Mau không kịp thời sửa sai, vụ việc này sẽ tạo ra những hệ lụy xấu trong tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức.

“Về nguyên tắc, việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển hay kéo dài thời gian công tác phải thực hiện đúng quy định, công khai, dân chủ, minh bạch mới tránh gây mất đoàn kết nội bộ; qua đó tạo động lực, điều kiện cho cán bộ, công chức phấn đấu làm việc, góp phần xây dựng nhân lực kế thừa, đủ năng lực đảm nhiệm công việc được giao” - chuyên gia này nói.

Các chuyên gia lao động cũng cho rằng cần tránh nhầm lẫn về tên gọi trong việc ra quyết định tái bộ nhiệm. Nghị định 71/CP, Quyết định 27 của Thủ tướng Chính phủ đều nói rõ cán bộ, công chức lãnh đạo còn dưới 2 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu không thuộc đối tượng ra quyết định bổ nhiệm lại. Thay vào đó, cấp có thẩm quyền xem xét ra quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo