xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thuộc trường hợp khởi tố tại tòa

Luật sư HỒ NGỌC DIỆP (Đoàn Luật sư TP HCM)

TAND TP HCM chỉ có thể hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm điều tra lại nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. HĐXX không có thẩm quyền, căn cứ để khởi tố vụ án trong trường hợp này

Dù TAND TP HCM khẳng định án tại hồ sơ, HĐXX cân nhắc tính chất, mức độ, hành vi phạm tội, tình tiết khách quan và hậu quả xảy ra để tuyên án nhưng vẫn chưa thuyết phục được dư luận lý do tăng án đối với bị cáo Mai Thị Ngọc Vân về tội “Cố ý gây thương tích”. Ngoài ra, việc ra quyết định khởi tố tại phiên tòa đối với bị can Mai Khải Hoàn (em bị cáo Vân) về hành vi “Cố ý gây thương tích” cũng khiến dư luận chưa tâm phục khẩu phục.

Khởi tố tại phiên tòa trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 1, điều 104 Bộ Luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKSND khởi tố vụ án hình sự, nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.

Khái niệm “người phạm tội” hay “tội phạm mới” theo quy định nói trên được hiểu là tội phạm khác với tội phạm mà các bị can, bị cáo đã thực hiện và đang bị điều tra, truy tố hay xét xử. Đồng thời, tại thời điểm xét xử vụ án, tội phạm hay người phạm tội mới này chưa bị phát hiện.

Ví dụ: Trong quá trình xét xử vụ án Dương Tự Trọng và đồng phạm về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, từ lời khai của Dương Chí Dũng, HĐXX đã khởi tố vụ án “Tiết lộ bí mật nhà nước”.

Bị cáo Mai Thị Ngọc Vân đang nghe TAND TP HCM tuyên án Ảnh: PHẠM DŨNG
Bị cáo Mai Thị Ngọc Vân đang nghe TAND TP HCM tuyên án Ảnh: PHẠM DŨNG

Đây được xem là “tội phạm mới” và thuộc thẩm quyền khởi tố của HĐXX vì nó không liên quan đến tội phạm “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” mà tòa đang xét xử.

Trái lại, nếu tại phiên tòa, HĐXX phát hiện có đồng phạm hay người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can để điều tra thì trường hợp này không xem là “phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra” theo quy định tại khoản 1, điều 104 BLTTHS để có thể ra quyết định khởi tố vụ án tại phiên tòa mà cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật.

Cần hủy án để điều tra lại

Theo tinh thần hướng dẫn tại điểm c Thông tư Liên tịch số 01/2010 ngày 27/8/2010 của VKSND Tối cao, Bộ Công an và TAND Tối cao về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ để cho rằng ngoài bị can (bị cáo) đã bị truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can.

Trong vụ án này, Mai Khải Hoàn được tòa án cấp phúc thẩm xác định là có tham gia vào vụ án “Cố ý gây thương tích” và đã gây ra tỉ lệ thương tích 4% cho người bị hại là ông Trịnh Quang Hân.

Như vậy, nếu hành vi của Mai Khải Hoàn được tòa án cấp phúc thẩm xác định là có dấu hiệu tội phạm thì rõ ràng Hoàn đã tham gia vào vụ án này với tư cách là người đồng phạm, giữ vai trò thực hành nhưng chưa được cấp sơ thẩm khởi tố bị can chứ không phải là “tội phạm mới” hay “người phạm tội mới” theo quy định tại khoản 1, điều 104 BLTTHS.

Vì vậy, tòa án cấp phúc thẩm chỉ có thể căn cứ điểm c Thông tư liên tịch số 01/2010 nói trên để hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại nhằm tránh việc bỏ lọt tội phạm.

Ngoài ra, HĐXX hoàn toàn không có thẩm quyền cũng như căn cứ để khởi tố vụ án trong trường hợp này.

Tòa có công tâm, khách quan?

Việc TAND TP HCM tuyên án theo hướng tăng nặng đối với bị cáo Mai Thị Ngọc Vân sau khi bị cáo tố cáo bị “gạ” đưa 85 triệu đồng để chạy án khiến dư luận hoài nghi tòa án xét xử thiếu công bằng, trù dập người tố cáo tiêu cực.

Bạn đọc Nông Thị Hưng nêu: “Tôi không bênh những kẻ phạm tội nhưng tôi rất cần sự công bằng trong mức xử phạt cho mỗi người phạm tội. Có như vậy xã hội mới ổn định và không có tiêu cực. Mong công lý, pháp luật hãy giữ niềm tin cho nhân dân”.

Bạn đọc Mai đặt dấu hỏi: “Vì sao TAND TP HCM lại tuyên phạt bị cáo Vân mức án cao ngất, quá cách biệt với tòa án cấp sơ thẩm như vậy? Các quý vị cầm cân công lý có cân đúng và minh bạch cho dân không? Sao tòa không cân tình huống trước đó 2 người đàn ông to khỏe, lực lưỡng vật lộn, đánh đấm 1 phụ nữ mới sinh con được 9 tháng tuổi đến mức bà Vân đã bỏ chạy vẫn còn đuổi theo đánh cho đến khi có người hàng xóm tri hô? Có gì mờ ám không?”.

Còn bạn đọc Ngộ Không cho rằng không bàn đến bản án 4 năm tù là nhẹ hay nặng nhưng “2 bản án chênh nhau một trời một vực, trong lúc bà Vân tố cáo thư ký tòa chạy án, thư ký kia không bị gì, bà Vân bị tăng án “chóng mặt”, liệu dư luận có cho là công tâm, khách quan? Rồi đây, ai dám đứng ra tố cáo tiêu cực?”.

V.Thư

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo