xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh hoàng rác thải nhựa

THU HỒNG

Mỗi ngày, TP HCM thu gom khoảng 1.800 tấn rác thải nhựa (túi ni-lông, chai, ly, muỗng, ống hút nhựa, hộp xốp…) nhưng chỉ có khoảng 200 tấn được thu hồi tái chế

Theo chân anh Bùi Văn Toàn, thu gom rác dân lập một số tuyến đường ấp 5, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn (TP HCM) sau ngày Tết Đoan Ngọ, chúng tôi choáng ngợp với lượng rác tăng cao bất thường, đặc biệt là túi ni-lông, hộp xốp... "Không có gì lạ, lễ tết, người dân đi chợ mua đồ ăn thức uống nhiều thì túi ni-lông, hộp xốp cũng nhiều" - anh Toàn nói.

Khó thay đổi thói quen

Có mặt tại chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), chúng tôi ghi nhận hầu hết tiểu thương các quầy hàng từ thịt, cá đến rau củ, đồ ăn chế biến sẵn… đều sử dụng túi ni-lông. Chị Thanh, tiểu thương quầy rau củ, chia sẻ: "Dù biết túi ni-lông không tốt cho môi trường nhưng chúng tôi chưa biết thay thế bằng loại gì vì túi ni-lông tiện lợi, giá thành rẻ". Còn chị Hoa (quận Tân Phú) đem theo giỏ nhựa đi chợ nhưng bên trong vẫn có 3 túi ni-lông đựng cá, thịt và rau. "Trừ củ quả tôi yêu cầu người bán không cần bỏ vào túi ni-lông, còn thịt, cá, trứng buộc lòng phải dùng để hạn chế hư hỏng" - chị Hoa bộc bạch.

Không chỉ chợ mà tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, dù nhiều thông tin trên báo đài khuyến khích người dân mang theo túi vải hoặc giỏ đi chợ nhưng số người thực hiện đếm trên đầu ngón tay, túi ni-lông vẫn được sử dụng như thói quen không thể bỏ. Mua một nhúm hành, khách cũng bỏ vào túi ni-lông, mua một ít rau lại thêm 1 túi, rồi cá, thịt…, cứ vậy mỗi người đi chợ mỗi ngày sẽ phải bỏ ít nhất 5 túi ni-lông vào sọt rác.

Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, 6 tháng đầu năm 2019 là đợt cao điểm của công nhân tập trung nạo vét tại các miệng cống, lòng kênh. Bên cạnh lượng bùn, thì rác mỗi ngày tăng khoảng 30%; nhiều miệng cống, lòng kênh tắc nghẽn do ngập trong hộp xốp, chai nhựa, ly nhựa…

Kinh hoàng rác thải nhựa - Ảnh 1.

Rác thải là túi ni-lông, hộp xốp… trước một cửa hàng ăn uống trên đường Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCMẢnh: Trúc My

Kinh hoàng rác thải nhựa - Ảnh 2.

Ly, đĩa nhựa, hộp xốp, túi ni-lông… nhét đầy miệng cống trước cổng Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM)Ảnh: Phạm Dũng

Kinh hoàng rác thải nhựa - Ảnh 3.

Trên bờ kênh dọc theo đường Tô Hiệu (quận Tân Phú, TP HCM) đầy rác thải, ở đó có vô vàn túi ni-lông, ống nước nhựa bị bể…Ảnh: Phạm Dũng

Kinh hoàng rác thải nhựa - Ảnh 4.

Nhóm bạn trẻ nhặt rác thải nhựa ở biển Phan Thiết.Ảnh: Hoàng Triều

Gần 90% không được tái chế

Đáng lo ngại là sự bùng nổ của các ứng dụng giao thức ăn nhanh thời gian qua đã làm gia tăng đáng kể lượng rác nhựa sử dụng một lần.

12 giờ ngày 10-6, tại một quán trà sữa ở quận 3 có khoảng 7 tài xế của các hãng giao thức ăn nhanh xếp hàng chờ mua cho khách. Bước ra khỏi quán, từng bác tài mang theo lỉnh kỉnh túi ni-lông, hộp nhựa, ly nhựa đựng thức ăn, trà sữa. Chúng tôi hỏi một bác tài: "Mỗi ngày anh giao thức ăn cho bao nhiêu khách?", anh cho biết khoảng hơn 10 khách, tương ứng 10 hộp nhựa hoặc 10 ly nhựa thải ra môi trường.

Là "fan" của dịch vụ giao thức ăn nhanh, chị Nguyễn Thanh Hương (nhân viên văn phòng ở quận 3) nêu lý do: "Trời nắng nóng lại có sẵn khuyến mãi của dịch vụ giao hàng nên trưa nào tôi cũng đặt thức ăn qua mạng, chỉ cần mất 30 phút, đồ ăn thức uống được giao đến tận nơi". Vì lý do tiện lợi này, mỗi ngày nhóm nhân viên văn phòng của chị Hương cho vào sọt rác từ 10-20 túi ni-lông, hộp nhựa, ly nhựa…

Theo số liệu của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP, mỗi ngày TP HCM thu gom khoảng 1.800 tấn rác thải nhựa (túi ni-lông, chai, ly, muỗng, ống hút nhựa, hộp xốp…) nhưng chỉ có khoảng 200 tấn được thu hồi tái chế (chiếm khoảng 11% ), số còn lại đổ ra môi trường như kênh rạch, cống thoát nước…

"Chìm" trong rác thải nhựa

Tại Trung Quốc, năm 2017, nền công nghiệp đồ ăn mang đi ở nước này đã thải ra 1,6 triệu tấn bao bì, gấp 9 lần so với 2 năm trước đó (gồm 1,2 triệu tấn hộp nhựa, 175.000 tấn đũa dùng 1 lần, 164.000 tấn túi nhựa và 44.000 tấn thìa nhựa), trong khi hệ thống xử lý rác thải không theo kịp nhu cầu nên phần lớn số nhựa này bị thải ra môi trường, chôn hoặc đốt cùng rác thải khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo