xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm gì để hạn chế bạo lực?

Vy Thư

Bên cạnh việc giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương, năng làm điều thiện, tránh xa việc xấu; rất cần “bàn tay sắt” của pháp luật để điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn hành xử bạo lực được các chuyên gia và bạn đọc quan tâm mổ xẻ trong chuyên đề “Choảng nhau dễ dàng, vì sao?”. Đó là do rượu bia, chất kích thích; sự đề cao cái tôi; việc phát triển kinh tế thị trường không gắn liền với phát triển văn hóa… Đặc biệt, nổi lên 2 nguyên nhân chính: giáo dục thiếu tính nhân văn và pháp luật chưa nghiêm.

Phần nhiều do giáo dục mà nên

Nhân cách con người được hình thành từ những yếu tố di truyền, môi trường (tự nhiên - xã hội), hoạt động cá nhân và đặc biệt yếu tố chủ đạo là giáo dục. Thế nhưng, ngay trong trường học, thay vì chú trọng giảng dạy những giá trị đạo đức nhân văn, cách đối nhân xử thế, ngành giáo dục lại quan tâm nhiều đến thành tích, nhồi nhét kiến thức khoa học khiến học sinh không còn thời gian để nghỉ ngơi, tham gia những hoạt động phù hợp với lứa tuổi; những bài giảng giáo điều, thiếu thiết thực, không gắn với cuộc sống biến học sinh thành cái máy học để thi thố trong các kỳ thi mà thiếu những kỹ năng sống cần thiết.

Người dân tụ tập xem cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường vụ dùng cây bida đánh chết người  vì chuyện nợ nần vừa xảy ra trên địa bàn quận 9, TP HCMảnh: Phạm Dũng

Người dân tụ tập xem cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường vụ dùng cây bida đánh chết người vì chuyện nợ nần vừa xảy ra trên địa bàn quận 9, TP HCMảnh: Phạm Dũng

Ngoài xã hội, đầy rẫy những điều tiêu cực diễn ra hằng ngày, hiển nhiên trước mắt con trẻ nhưng không được nhắc nhở, trừng phạt, như việc hút thuốc, tiểu tiện, xả rác nơi công cộng; chen lấn, xô đẩy thay vì xếp hàng; lấn tuyến, vượt đèn đỏ khi có cơ hội; tranh giành, ẩu đả nhau vì một mâu thuẫn nhỏ

Đặc biệt, người lớn mải chạy theo việc kiếm tiền, dùng tiền để treo thưởng, trả công, bù đắp tình cảm... Mọi chuyện đều quy ra tiền. Hơn nữa, cuộc sống ngày nay nhiều cạnh tranh, áp lực, cạm bẫy. Cha mẹ quan tâm dạy con làm thế nào để vượt trội hơn người, luôn cảnh giác để không bị thua thiệt, lừa gạt. Những lời nhắc nhở, khuyên nhủ để dắt con vào đời như: “Chớ rằng ác nhỏ mà làm; Đừng vì lành nhỏ mà đành bỏ qua”, “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người”, “Người tốt với ta, ta cũng tốt lại; Người ác với ta, ta cũng tốt lại; Ta đã không ác, người ác với ta được sao?”… ngày càng trở nên xa lạ trong những gia đình hiện đại.

Những đứa trẻ hôm nay sẽ trưởng thành vào ngày mai học được gì từ những nhận thức và cách ứng xử đó?

Pháp luật chưa nghiêm

Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ vai trò rất quan trọng, điều chỉnh, tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội, bảo đảm cho việc tổ chức và quản lý của nhà nước. Thế nhưng, thời gian qua, quá trình giải quyết, áp dụng pháp luật đối với loại tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; thậm chí nhiều trường hợp xử lý chưa nghiêm, thiếu công bằng, nghiêm minh khiến người dân thiếu niềm tin nên mỗi khi có xung đột, họ không đi trình báo công an mà “tự xử”. Nhiều trường hợp “tự xử’ vẫn không bị xử lý đến nơi đến chốn khiến chức năng răn đe, giáo dục của pháp luật bị vô hiệu, người ta bắt chước cái xấu, sẵn sàng dùng bạo lực để “nói chuyện” với nhau. Chẳng hạn trong những vụ trộm chó thời gian qua, nếu pháp luật mạnh tay với những kẻ trộm chó chứ không áp dụng cứng nhắc kiểu trộm có giá trị trên 2 triệu đồng mới xử lý hình sự, thì đã không có cảnh cả làng đánh đến chết kẻ trộm chó hoặc kẻ trộm chó tấn công người truy đuổi.

Khi trao đổi với chúng tôi về đề tài này, một thẩm phán TAND TP HCM nói: “Sống ở một xã hội công nghiệp với nhịp sống nhanh, vội, con người chịu nhiều áp lực nên dễ dẫn đến những phản ứng tiêu cực, thiếu kiểm soát. Vì thế, mỗi người phải tự trang bị cho mình những kỹ năng sống để định hướng hành vi, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần chú trọng đến việc giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương, năng làm điều thiện, tránh xa việc xấu. Đặc biệt, trong bối cảnh nạn dùng bạo lực tăng cao, rất cần “bàn tay sắt” của pháp luật để điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn. Luật chúng ta đã có, vấn đề là áp dụng luật như thế nào để người dân không “lờn luật”, không tự xử”.

 

Pháp luật chỉ phát huy tác dụng nếu người thực thi pháp luật nghiêm minh, công bằng với tất cả mọi người.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo