xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm sao ngăn chặn bổ nhiệm người nhà?

Minh Đức

Vừa qua, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2017, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá Ban Tổ chức Trung ương và các cấp đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, đóng góp to lớn vào công tác xây dựng tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được rất đáng ghi nhận, Tổng Bí thư cũng cho rằng công tác cán bộ còn nhiều khe hở, lỗ hổng, tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém; chưa có cơ chế để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền một cách hiệu quả. Tổng Bí thư nêu hàng loạt vấn đề: "Tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc nhiều người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại sai?"...

Làm sao ngăn chặn bổ nhiệm người nhà? - Ảnh 1.

Ông Phạm Minh Chính , Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu khai mạc hội nghị . Ảnh: TTXVN

Thực tế cho thấy không ít trường hợp cất nhắc, bổ nhiệm người thân, người nhà trong bộ máy nhà nước dẫn đến cục bộ địa phương, gây mất đoàn kết, hình thành các nhóm lợi ích... Khi dư luận phản ánh, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh nhưng kết quả đều… đúng quy trình. Cụ thể, cán bộ được bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn, nằm trong quy hoạch, đã lấy phiếu tín nhiệm, giới thiệu, đề bạt…

Thế nhưng, quy trình bổ nhiệm đó liệu có được suôn sẻ không nếu không có sự tác động của lãnh đạo là người nhà của người được tuyển dụng, bổ nhiệm? Việc tác động vào quy trình đó là vô hình, chỉ bằng một lời nói, cử chỉ hoặc một hành động nào đó mà đôi khi cấp dưới tự đề xuất, làm thay để lấy lòng cấp trên nên khó có thể lưu lại chứng cứ để xác định là có sự tác động hay không.

Hậu quả của việc bổ nhiệm người nhà là rất nghiêm trọng: Làm giảm sút lòng tin của nhân dân, cán bộ, công chức vào bộ máy nhà nước; dẫn đến cấp dưới không phục tùng cấp trên, không có sự đoàn kết, phối hợp trong công tác; đấu đá, mâu thuẫn nội bộ, triệt tiêu sự sáng tạo và nhất là không thu hút được nhân tài vào cơ quan nhà nước.

Thiết nghĩ, việc tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà diễn ra tinh vi, khó phát hiện và chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn hiệu quả là do quy định của pháp luật chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ. Việc tuyển dụng, bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, luân chuyển... cán bộ, công chức hiện nay được quy định ở Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Tổ chức chính quyền địa phương... Thế nhưng, chưa có luật nào quy định những người có họ hàng, quan hệ huyết thống với nhau thì không được phép làm trong cùng cơ quan nhà nước. Một cá nhân nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì có thể được cơ quan nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển... theo quy trình.

Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật là cần thiết. Ngoài ra, để hạn chế việc tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà của lãnh đạo, cần phải có cơ chế giám sát đặc biệt, công khai, minh bạch; nếu họ có thực tài, đủ điều kiện, tiêu chuẩn, được tín nhiệm thì vẫn xứng đáng được bổ nhiệm. Sau khi bổ nhiệm, phải báo cáo với cơ quan quản lý cán bộ cấp trên để tiếp tục hậu kiểm tra, giám sát.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo