xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế: Để TP HCM trở thành đô thị hấp dẫn

Nguyễn Đăng Sơn (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng)

Làm sao để TP hấp dẫn trong mắt người dân TP, người nước ngoài đến và chắc chắn quay trở lại?

Chuyên trang du lịch nổi tiếng của nước Anh Roughguides vừa có cuộc bình chọn 20 TP hấp dẫn nhất thế giới, TP HCM vinh dự xếp vị trí thứ 10. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra TP hấp dẫn là TP hội tụ những yếu tố, như: chất lượng môi trường, chất lượng không gian công cộng, sức sống của TP, khả năng sinh sống, tính khả thi và hình ảnh TP.

TP HCM là đô thị sông nước, kênh rạch tỏa khắp nội đô, hầu hết tập trung ở phía Nam và Đông. Chính hệ thống kênh rạch chằng chịt nối với mạng lưới sông rạch ĐBSCL tạo nên một mạng lưới đường thủy thuận lợi cho việc thiết lập những bến bãi giao thương hàng hóa; làm tiền đề hình thành một đô thị sông nước. Ngoài ra, rừng ngập mặn Cần Giờ cũng là một trong những nét chấm phá đặc biệt. Chính quyền TP cần tận dụng lợi thế cảnh quan này nhiều hơn nữa.

Lắng nghe người dân hiến kế: Để TP HCM trở thành đô thị hấp dẫn - Ảnh 1.

Công trình di sản là niềm tự hào của người dân, đồng thời hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Trong ảnh: Những căn nhà cổ trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, TP HCMẢnh: Hoàng Triều

Bên cạnh đó, khu lõi trung tâm lịch sử Sài Gòn và khu vực Chợ Lớn cần được xác định là khu vực bảo tồn cảnh quan đặc biệt vì có những đặc trưng cảnh quan riêng biệt, hình thành nên nét hấp dẫn và độc đáo của TP HCM. Đơn cử, khu lõi trung tâm lịch sử Sài Gòn đang là trung tâm thương mại dịch vụ, với những công trình lịch sử và cảnh quan đô thị được thiết lập trong thời kỳ thuộc Pháp bao gồm các công trình di sản và các biệt thự từng được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông từ năm 1930. Tương tự, khu vực Chợ Lớn của đồng bào Hoa kiều cũng là một trung tâm khác của TP, đóng vai trò trung tâm thương mại. Khu vực này có cảnh quan đô thị riêng biệt bao gồm các công trình kiến trúc theo truyền thống người Hoa; hoạt động văn hóa, kinh tế ở đây năng động không kém những khu vực khác. Hiện nay, những đặc điểm này đang thay đổi dần vì áp lực của chỉnh trang đô thị cũng như sự thay đổi về phong cách hoạt động thương mại - dịch vụ. Do vậy, chính quyền TP cần nghiên cứu, đưa ra hướng dẫn thiết kế đô thị cho khu vực trên, trong đó nêu rõ mục tiêu thiết kế đô thị là giữ gìn nét đặc trưng cộng đồng người Hoa (chợ, đền miếu thờ phụng đến các phố bán hàng hóa…).

TP cũng có không ít công trình di sản cổ của người Việt, như: loại hình công trình tín ngưỡng, tôn giáo (đình, chùa); di tích mộ táng, lăng tẩm (hệ thống mộ hợp nhất, lăng Ông (Bà Chiểu), lăng mộ Trương Vĩnh Ký); thành lũy và công trình quân sự (dấu tích thành Gia Định)...

Thiết nghĩ, các di sản thiên nhiên và công trình di sản đều là cơ sở để phát triển du lịch hướng đến TP sống động, hấp dẫn và là niềm tự hào của người dân, hấp dẫn du khách cả trong nước và quốc tế. Mong sao TP tính toán, nghiên cứu để những nền tảng tốt đẹp đó ngày càng phát huy sức mạnh tối đa, không những trong mục tiêu phát triển du lịch mà còn trong định hướng xây dựng, chỉnh trang đô thị.

Bạn đọc Nguyễn Văn Nhuận:

Đường hoa dây leo 4 mùa

TP HCM có những con đường lớn, có dải phân cách ở giữa đường đang trồng hoa hoặc trồng cỏ. Đây là nơi có thể thực hiện được dự án Đường hoa dây leo 4 mùa. Vấn đề thực hiện không khó khăn, phức tạp, chỉ cần cắm ở dải phân cách một dãy trụ đơn vững chắc, trên trụ đơn gắn xà ngang và đan lưới thép bền vững phủ hết mặt đường. Tính toán để trồng ở dải phân cách các loại hoa dây leo, cho chúng leo lên trụ đơn và lan ra lưới thép để phủ bóng mát.

Cần sắp đặt để hoa dây leo nở theo mùa, mỗi mùa một màu khác nhau. Đường phố sẽ rực rỡ màu hoa tự nhiên theo mùa tạo ấn tượng, hấp dẫn; đồng thời có tác dụng phủ bóng mát quanh năm, giảm oi bức cho đường phố, hấp thụ tốt khói bụi.

Về vấn đề chiếu sáng, nên nghiên cứu gắn đèn đường ở xà ngang của trụ đơn, loại bỏ những trụ đèn án ngữ trên hè phố. Đồng thời, nên tích hợp các loại dây cáp điện, điện thoại vào trụ đơn ở giữa lòng đường để dọn luôn các loại trụ án ngữ trên hè phố…

Nói chung là trên đường phố không nên có loại trụ nào, tất cả nên được tích hợp ở màng lưới hoa và trụ đơn, giúp hè phố thông thoáng và tạo nét duyên cho TP.

Bạn đọc Chung Thanh Huy:

Nên dùng gạch con sâu cho vỉa hè

Tại TP HCM, việc xây mới, nâng cấp vỉa hè đồng bộ ở nhiều nơi đã tạo được vẻ khang trang, thông thoáng trên nhiều tuyến đường. Tuy nhiên, từ thực tế thiết kế và thi công vỉa hè theo kiểu bê-tông hóa như hiện nay đã ít nhiều tác động không tốt đến môi trường do bề mặt vỉa hè không thể thấm nước, khiến tình trạng thiếu hụt lượng nước ngầm ngày thêm trầm trọng. Thêm vào đó, nước mưa không thể thấm vào đất sẽ tràn xuống mặt đường rồi thoát theo cống, rãnh, không kịp tiêu thoát sẽ gây ngập.

Hơn nữa, lớp đất phía dưới mất đi độ ẩm, trở nên khô xốp, tạo nên những lỗ hổng, sụt lún. Lâu ngày, đất khô cằn, thiếu dưỡng chất để cung cấp cho cây xanh trồng dọc theo vỉa hè. Về lâu dài, việc bê-tông hóa vỉa hè sẽ góp phần thay đổi thời tiết tại các đô thị lớn. Lớp đất dưới bê-tông thiếu nước nên khi trời nóng không thể bốc hơi giải nhiệt cho không khí, nhiệt độ càng tăng cao thì càng oi bức. Bê-tông hóa toàn bộ vỉa hè của TP sẽ làm mất khoảng 900.000 m2 diện tích đất thấm nước.

Cách đây hơn 10 năm, hầu hết các vỉa hè ở TP sử dụng gạch con sâu. Đây là loại gạch thi công nhanh, dễ thay thế những vị trí hư khi cần. Loại gạch này cho đến nay vẫn còn sử dụng, phát huy tốt vai trò giữ ẩm cho đất, bổ sung nguồn nước ngầm, tiêu thoát nước nhanh, góp phần tích cực trong việc cân bằng nguồn nước.

Trên các con đường có phần lề đường rộng, việc kết hợp trồng cây xanh, các loại hoa trên vỉa hè cũng là một chủ trương được nhiều người ủng hộ khi đồng thời giải quyết được về diện tích cây xanh lẫn thoát nước. Một điều đáng mừng là các đô thị được đầu tư, xây dựng trong thời gian gần đây, nhiều nơi đã ưu tiên dùng gạch con sâu lẫn tăng diện tích cây xanh khi thiết kế vỉa hè, lối đi bộ.

Ở các nước phát triển, hiện vỉa hè đã phá bỏ lớp bê-tông, dùng gạch con sâu trở lại. Với kiểu thiết kế thường thấy thì đầu tiên người ta đào sâu xuống vỉa hè, đổ một lớp đá có kích thước lớn, sau đó là đá nhỏ dần và đến đá dăm. Phía trên là lớp cát đã được lèn chặt rồi đến lớp gạch con sâu, gạch lỗ hoặc gạch có khả năng thấm nước cao. Ngay bên dưới lớp đá lớn là hệ thống ống dẫn nhỏ giúp thoát nước nhanh hơn hoặc dẫn nước đến những vị trí cần thiết. Có thể thấy đây là kiểu thiết kế mang tính khoa học, hợp tự nhiên.

Thiết kế và thi công vỉa hè theo kiểu ăn chắc, mặc bền là cần thiết. Tuy nhiên, muốn phát triển đô thị bền vững chính là phải quan tâm đến sự cân bằng sinh thái và sự hài hòa vốn có của môi trường tự nhiên, cho dù đó chỉ là cái vỉa hè.

Đơn vị đồng hành:

Lắng nghe người dân hiến kế: Để TP HCM trở thành đô thị hấp dẫn - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo