xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động yếu thế phải được tiếp sức

Trịnh Minh Giang

Những lao động yếu thế được quan tâm và hỗ trợ nhiều, đặc biệt là trong dịch COVID-19. Tuy nhiên, để cuộc sống tốt một cách bền vững, họ cần sự "tiếp sức" từ những chính sách pháp luật

Trong thị trường lao động, lao động yếu thế là những người gặp khó khăn để tìm được việc làm, hoặc có được việc làm nhưng thu nhập thấp hơn người làm công việc tương tự, hoặc dễ bị mất việc khi có sự sắp xếp, tổ chức lại bộ máy.

Nhiều hơn con số thống kê

Theo cách nhìn nhận thông thường, nhóm lao động yếu thế được hiểu là lao động nghèo thuần túy, lao động di cư, lao động trẻ em, người khuyết tật, người tái hòa nhập cộng đồng…

Với nội hàm trên, theo thống kê của Viện Công nhân và Công đoàn, cuối năm 2016, nhóm lao động yếu thế có khoảng 13 triệu người. Trong đó, 4,2 triệu lao động là người khuyết tật, 6,5 triệu lao động nghèo, 1 triệu lao động di cư, 180.000 lao động nhiễm HIV, 190.000 lao động nghiện ma túy.

13 triệu người là con số không nhỏ, dù so sánh với tổng số lao động hay tổng số dân cư. Đáng lo ngại hơn là khi sau dịch COVID-19, số lao động yếu thế có xu hướng tăng. Một số mất việc do doanh nghiệp, cơ sở kinh tế bị thu hẹp hoạt động; một số sức khỏe bị ảnh hưởng nên không thể tiếp tục công việc đã từng làm, giờ thất nghiệp hoặc phải làm việc trái tay; một số từng về quê tránh dịch nay phải đến nhiều khu vực khác nhau để tìm việc trong bối cảnh việc làm ngày càng khó tìm; một số lao động tự do phải nghỉ việc giờ muốn quay trở lại thì gặp khó…

Dưới góc độ tiếp cận này trong bối cảnh hiện nay, số lao động yếu thế chắc chắn nhiều hơn các số thống kê trên.

Nhận diện khó khăn

Nhóm lao động yếu thế chiếm tỉ lệ khá cao là lao động di cư. Đây là lao động đến từ các địa phương, khu vực khác, thường thấy nhất là lao động từ các tỉnh đổ về đô thị lớn. Lực lượng rất đáng kể này ít có mối liên hệ với nơi đang sống và cuộc sống của họ khá bấp bênh, công việc thiếu ổn định, hay gặp áp lực lớn khi có gia đình riêng (như phải lo lắng về nhà ở, việc học hành của con cái…).

Lao động nghèo thường gồm cả lao động trẻ em, người tái hòa nhập cộng đồng, lao động "công nhật" (tức là những người lao động phổ thông làm ngày nào lãnh tiền công ngày đó)... là những người chịu áp lực lớn trong ngắn hạn về các nhu cầu tối thiểu, như ăn, ở, chi phí sinh hoạt...

Lao động yếu thế phải được tiếp sức - Ảnh 1.

Những lao động yếu thế nhận hỗ trợ trong dịch COVID-19 Ảnh: Ca Linh

Với những người này, tư liệu lao động lớn nhất thường chỉ là sức lao động thô (làm các công việc ít đòi hỏi tay nghề, kỹ năng) nên khả năng tìm được việc làm bị hạn chế và gặp nhiều rủi ro.

Lao động là người dân tộc thiểu số thường có hạn chế về ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, khả năng hòa nhập với đời sống đô thị hoặc ở địa phương khác, có nhiều sự khác biệt với nơi họ từng sống… nên sự thích ứng của họ rất khó khăn. Thêm vào đó, tay nghề, khả năng phát triển cũng là điểm yếu cho sự gắn kết của họ đối với công việc.

Cuối cùng, người khuyết tật rõ ràng là đối tượng yếu thế dễ thấy nhất trong tìm việc, trụ với việc và phát triển bản thân...

Tất cả nhóm lao động yếu thế đều chịu tác động lớn từ dịch COVID-19. Sau dịch, lao động đã yếu thế thì càng yếu thế hơn, đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Và như vậy, giải quyết vấn đề lao động yếu thế cần đặt trong bối cảnh tính toán đến chất lượng, năng suất lao động cũng như hiệu quả của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.

"Tiếp sức bằng chính sách"

Từ thực tiễn đó, cần có sự nhìn nhận đúng mực về tính yếu thế của các nhóm lao động để có biện pháp can thiệp hợp lý.

Chẳng hạn, với lao động di cư, để giảm tính yếu thế thì biện pháp quan trọng nhất là giảm sự di cư. Cần tạo việc làm ngay tại nơi họ có sự quen thuộc. Tức là các địa phương phải thống kê đầy đủ từng loại lao động trên địa bàn và từ đó có giải pháp sử dụng lao động một cách hợp lý nhất gắn với phát triển các loại hình kinh tế phù hợp.

Thí dụ, nông dân trên địa bàn bỏ làm nông ra các đô thị làm công nhân giày dép, dệt may… thì có thể chú ý phát triển các loại hình tổ hợp kinh tế, kinh tế gia đình với một số ngành nghề phù hợp để sử dụng lực lượng này. Dù thu nhập có thấp hơn khi đi xa nhưng họ không phải tốn kém cho việc thuê nhà, đi lại, không phải chịu "sốc văn hóa"…

Hay việc quan tâm đào tạo nghề cũng chính là cách giảm số lao động yếu thế, đồng thời là cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay.

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề lao động yếu thế. Bởi hiện nay, pháp luật dù quy định khá chi tiết những trường hợp không được sa thải người lao động mà một số đáng kể trong đó thuộc nhóm yếu thế nhưng với các nhóm khác như người lao động lớn tuổi, lao động nghèo… thì việc bảo vệ gần như không có. Hay cả việc một số doanh nghiệp thường sa thải người lao động đứng tuổi, làm việc lâu năm để giảm quỹ lương và đẩy họ trở thành lao động yếu thế thì hiện chưa có biện pháp bảo vệ…

Cũng cần lưu ý rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ phù hợp, cần những quy định bắt buộc để tổ chức công đoàn và các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp có sự quan tâm nhiều hơn, cụ thể hơn, định lượng hơn.

Ngoài ra, cần quy định đưa càng nhiều người lao động, nhất là thuộc nhóm yếu thế, vào các tổ chức Công đoàn, nghiệp đoàn để có thêm biện pháp bảo vệ, hỗ trợ họ.

80% lao động yếu thế tập trung ở khu vực nông thôn, trình độ học vấn thấp. Trong số này, 21,81% chưa biết chữ, phần lớn chưa qua đào tạo nghề và trên 40,1% chưa bao giờ đi làm.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo