xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lấy không gian biển làm một cực phát triển TP HCM

Ngô Văn Cường

Xác định định hướng chiến lược để TP HCM có kinh tế biển, chuỗi đô thị biển phát triển vượt trội, kết nối với quốc tế và khu vực đã trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết

Việc hướng ra biển không phải là một phát kiến mới bởi cách đây hơn 30 năm TP HCM đã có chủ trương. Chủ trương này được hiện thực hóa bằng việc phát triển vùng Nam thành phố với một loạt dự án như Khu Chế xuất Tân Thuận, đô thị Phú Mỹ Hưng, huyện Nhà Bè, các điểm du lịch sinh thái…

Thành phố có nền kinh tế biển

Nhiều nước trên thế giới, nơi có những thành phố tiếp giáp với biển, đã dịch chuyển địa chiến lược, từ phát triển dựa vào không gian đất liền tiến ra dựa vào không gian biển. Nhiều nơi đã hoạch định chiến lược kinh tế biển hướng tới mở rộng giới hạn của mình nhằm hoạch định kiểm soát biển và đại dương.

Trong bối cảnh đó, TP HCM càng cần định vị lại vị thế cạnh tranh của mình, định hướng thành trung tâm dịch vụ có sức cạnh tranh quốc tế, hướng đến các mô hình kinh tế mới như kinh tế biển xanh trong tương quan với tăng trưởng xanh. Điều này nhằm mục đích để TP HCM không phải là thành phố ở ven bờ mà thực sự là thành phố có nền kinh tế mặt biển. Qua đó, vừa tạo cực phát triển, vừa tạo cực đối trọng để tận dụng lợi thế phát triển khu vực trong thời gian tới.

Nhìn rộng ra hệ thống hàng hải khu vực châu Á đang tập trung tại các thành phố đảo, TP HCM là một địa chỉ trung gian, là trung tâm hàng hóa của các vùng cửa ngõ kết nối trực tiếp với hệ thống cảng biển, cơ hội để TP HCM chủ động tham gia vào chuỗi giá trị hàng hải quốc tế.

TP HCM cũng đang có cơ hội phát triển mô hình cluster kinh tế biển. Đây là mô hình phát triển kinh tế mà trong đó các cụm ngành của kinh tế hàng hải được phân bố dựa trên lợi thế cạnh tranh của mỗi địa điểm có tính đặc thù. Khi các đô thị tham gia cluster vùng TP HCM để phát triển kinh tế biển sẽ chuyển đổi nhanh theo xu hướng đa cực, đa trung tâm và đa ngành để tận dụng cơ hội của hạ tầng vùng và cơ hội là cửa ngõ quốc tế về hàng không và hàng hải.

Lấy không gian biển làm một cực phát triển TP HCM - Ảnh 1.

TP HCM nên phát triển kinh tế biển, cảng biển, logistics gắn với chuỗi đô thị biển mang tầm vóc quốc tế tại Cần Giờ Ảnh: Hoàng Triều

Trung tâm kết nối siêu đô thị cửa ngõ

TP HCM cần dựa trên hai điểm chốt của mình để xác lập cân bằng vùng. Điểm thứ nhất là khu vực quanh cảng Hiệp Phước của huyện Nhà Bè không chỉ phát triển các cảng hiện đại, công nghệ cao mà cần phát triển các dịch vụ đồng hành của cảng thương mại. Điểm thứ hai là đô thị biển Cần Giờ sẽ phát triển đô thị du lịch - ngoại thương. Đây là nơi cung cấp điểm giao dịch cho thương gia hoạt động liên quan toàn bộ hệ thống cảng thị Cần Giờ xung quanh.

Hai điểm này cùng với trung tâm TP HCM hình thành trục giữa của hệ thống cảng thị quanh Cần Giờ, cung cấp cho hệ thống này những thứ mà các cảng thị công nghiệp không thể có được, đó là tri thức, sáng tạo, công nghệ mới, chất lượng sống tốt.

Thành phố đã có 20 năm nghiên cứu phát triển huyện Cần Giờ. Nay gặp vận hội mới, cần đồng thuận để biến Cần Giờ trở thành khu đô thị sinh thái cộng sinh với điều kiện tự nhiên để bảo tồn rừng ngập mặn và khu dự trữ sinh quyển. Với quan điểm phát triển, đô thị hóa huyện Cần Giờ cần được chú trọng phát triển theo hình thức đô thị có hàm lượng carbon thấp để bảo vệ khu dự trữ sinh quyển khỏi tác động xấu về môi trường.

TP HCM rất tiện lợi để xây dựng hệ thống đô thị cửa ngõ vùng của 8 tỉnh. Trong đó, TP HCM là trung tâm kết nối siêu đô thị cửa ngõ. Hệ thống đô thị cửa ngõ này trở thành khu vực hoạt động kinh tế biển đầy tiềm năng để hình thành vùng kết nối đủ mạnh nhằm cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

TP HCM cũng đang đứng trước thách thức giới hạn về phát triển công nghiệp. Do đó, mô hình phát triển trong tương lai gần của thành phố cần đặt kết nối vùng một cách quyết liệt để phát triển kinh tế biển, cảng biển, logistics gắn với chuỗi đô thị biển mang tầm vóc quốc tế tại Cần Giờ, tích tụ dân cư biển, đón nhận cơ hội của hậu hiện đại tạo bước ngoặt thay đổi phương thức phát triển của thành phố.

Phát triển kinh tế biển sẽ giúp kinh tế TP HCM cất cánh nếu chúng ta bước ra biển đúng cách khi thành phố không còn bó buộc ở đất liền mà có thể chế ngự vùng biển trước mặt. Trong quá trình phát triển, TP HCM cần tìm giải pháp hài hòa lợi ích về kinh tế và bảo đảm môi trường sinh thái, có như vậy thì sự phát triển mới bền vững, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Tiềm năng kinh tế biển của TP HCM là rất lớn, do đó phát triển kinh tế dựa vào không gian biển là hướng đi tận dụng được nguồn tài nguyên vốn có, làm động lực đưa thành phố vươn tầm ra khu vực.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo