Những tháng qua, tôi về nhà tránh dịch, dù được gia đình quan tâm nhưng tôi vẫn nhớ lại những kỷ niệm buồn và luôn cảm thấy căng thẳng. Xin hãy giúp tôi vượt qua.
- TS Lê Minh Công (Chương trình Vắc-xin tinh thần thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP HCM): Những sang chấn và tổn thương nếu không được chữa lành, nó vẫn còn mãi trong tâm trí, không thể mất đi, kể cả chúng ta có dồn nén nó vào một "khu vực" nào đó trong ký ức.
Chính vì thế, việc bạn lên TP HCM làm việc rồi tạm quên chỉ là cách thức "phòng vệ" tạm thời và tiêu cực, không giải quyết một cách dứt điểm chuyện này.
Vì thế, bạn có hai việc cần phải làm. Thứ nhất, bạn đánh giá lại kỹ xem những khó khăn tâm lý của bạn ở mức độ nào, có chịu đựng được trải nghiệm đó không, có ảnh hưởng đến chất lượng sống và mối quan hệ của bạn không?
Nếu ở mức độ nhẹ, bạn có thể tìm trở về cách thức tự chữa lành và cải thiện nó từ nguồn gốc của các khủng hoảng.
Nếu ở mức trầm trọng, bạn nên liên hệ để nhận được sự hỗ trợ của một chuyên gia, có thể là bác sĩ tâm thần (nếu cần phải điều trị dược lý) hay một nhà tâm lý lâm sàng hoặc tham vấn tâm lý.
Thứ hai, bạn cần trở lại để tìm hiểu những khó khăn của bạn có nguồn gốc từ đâu? Hãy can đảm nhìn nhận lại và tìm những cách thức khác nhau để đối thoại nội tâm, để nhìn nhận tích cực và các hành động để chữa lành.
Bạn cũng có thể tìm những chiến lược khác như ôm và nói lời cảm ơn với những ai trong gia đình, học thiền chánh niệm, làm những điều bạn yêu thích và có giá trị.
Tuy nhiên, nếu được, bạn nên làm việc với một nhà tâm lý để có được sự đồng hành, hỗ trợ tốt nhất.
Bình luận (0)