xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mệt mỏi với phạt xe không chính chủ

Phạm Hồ

(NLĐO) - Một quy định ảnh hưởng đến đại bộ phận dân số trong cả nước mà mỗi cơ quan làm mỗi khác thì chỉ người dân là phải chịu khổ nhọc


Dự thảo nghị định mới mà Bộ GTVT lấy ý kiến chuẩn bị trình Chính phủ vừa mở ra cơ hội cho người dân làm giấy tờ xe thuận lợi, hoãn thời hạn xử phạt xe không chính chủ thì nay Bộ Công an ra Thông tư 11 sẽ xử phạt từ 1- 4.

Tiền hậu bất nhất

Nhiều bạn đọc cho rằng khi ban hành một quy định mới thì điều cốt yếu là quy định đó có khả thi không, đáp ứng được nguyện vọng của người dân hay không? Quy định về xử phạt xe không chính chủ ngay từ khi lấy ý kiến ban hành đã bị người dân phản ứng quyết liệt bởi có quá nhiều bất cập và gây khó cho người dân nhưng các cơ quan chức năng đã không quan tâm đúng mực.

Bạn đọc Như Hiền, hoài nghi: “Thông tư 11 này của Bộ Công an "bất ngờ" ra đời và có hiệu lực sớm một cách đáng lo ngại này chắc phải có liên quan đến thời hạn phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm dỏm. Trước đó đã có nghị định quy định không được tùy tiện chặn xe xử phạt hành vi “không chính chủ”. Nếu không có cái thông tư này "làm bảo bối" thì các chú CSGT khó phạt ai với lỗi này. Thông tư này ra đời đã gỡ khó cho… ngành công an”.
img
Quy định xử phạt xe không chính chủ đang gây lo ngại cho người dân. Ảnh: Tấn Thạnh 

Bạn đọc L.T.S: “Chưa bao giờ lại thấy một quy định lại được ban hành một cách rối rắm như vậy: nói phạt rồi lại hoãn, hoãn rồi lại phạt. Hôm qua mới có thông tin từ Bộ GTVT là hoãn đến 1-7 thì nay Bộ Công an lại nói phạt từ 1-4. Nếu tình trạng này tiếp diễn ở tất cả các bộ, ngành thì hỡi ơi, chúng tôi lên máu mất”. Chia sẻ quan điểm này, bạn đọc Thục Phanh bổ sung: “Sao tiền hậu bất nhất vậy! Bộ Công an đang chữa cháy Nghị định 71 bằng Thông tư 11 nhưng sao phải làm nhanh quá vậy! Quốc hội, Thủ tướng, Chính phủ, người dân đã đồng tình đâu? ”.

Bạn đọc Tư Xe Ôm đề nghị: “Cần có sự phối hợp thống nhất giữa các bộ, ngành đưa ra những quyết định chuẩn xác, đúng đắn tăng tính hiệu quả quản lý xã hội, để người dân tâm phục khẩu phục mà thực hiện. Ông nói thế này, bà nói thế kia, rối rắm như thế này chỉ làm khổ dân. Cái gì thực sự có lợi cho người dân thì hãy làm, chứ ra quy định mà ai cũng bức xúc thì làm sao mà nhân tâm yên ổn được”.
 
Dễ cho cảnh sát, khó cho dân

Vấn nạn lớn nhất về giao thông hiện nay là đường chật, kẹt xe, tai nạn giao thông không giảm… Vấn đề xe không chính chủ hầu như không liên quan gì đến những việc trên. Dù có xử phạt nhanh hay nhiều đến đâu thì tình hình vẫn vậy, thậm chí còn tệ hơn vì người dân phải mua thêm xe máy để không phải đi nhờ xe của người khác. Việc cấp bách không lo làm, chỉ chăm chăm vào xử phạt thì chính là “thấy cái lợi nhỏ mà bỏ qua cái họa lớn”.
Bạn đọc Phá Sảnh, dẫn chứng: “Đây chỉ là biện pháp quản lý hành chính thôi, có thể phát sinh thêm tiêu cực từ việc xử phạt. Mặt khác, thực hiện quy định này còn phát sinh thêm nhiều vấn đề, chẳng hạn nếu một người mượn xe của người thân đi mà không mang theo giấy tờ chứng minh bị cảnh sát giao thông phạt. Sau đó họ mang giấy tờ đầy đủ đến thì có được trả lại tiền phạt không. Nếu không được trả lại thì số tiền phạt xe không chính chủ lại trở thành tiền phạt cho hành vi “không mang giấy tờ xe”. Liệu có quy định nào nghiệt ngã vậy không ?”. Bạn đọc này cho biết thêm: Đó là chưa kể những chi phí như nghỉ việc để mang giấy tờ đến cơ quan công an để chứng minh xe có chủ, rồi tiền đi lại…
 
img
Xử phạt xe vi phạm tại TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh

Bạn đọ Lê Thanh Tùng đặt vấn đề: “Xe gắn máy do tôi đứng tên nhưng thỉnh thoảng vợ hay con tôi sử dụng thì có bị xem là xe không chính chủ không ? Hiện nay tôi bỏ sẵn vào xe cả CMND và giấy chủ quyền xe để người trong gia đình sử dụng khi cần thiết. Khi tôi cần CMND trong giao dịch hay khi đi ra khỏi nhà (vì công an được phép kiểm tra CMND khi cần thiết) thì phải làm sao?”.

Bạn đọc Lương Văn Anh hiến kế: “Để khỏi bị phạt, nhà bạn có bao nhiêu người thì phải có chừng đó chiếc xe, chẳng hạn nhà bạn có mười người lớn thì phải có ít nhất 10 chiếc xe nếu như vậy thì nước ta vẫn tiêu thụ xe hai bánh nhiều vô kể còn đường phố thì mới mở rộng năm nay thì năm sau đã chật cứng phải mở rộng tiếp, nhà ở chật hẹp lấy đâu ra chổ mà để xe,... Phạt đi xe chính chủ quả là lợi bất cập hại”.

Bạn đọc Nguyễn Chí Công,than vãn: “Đất nước đang khó khăn, dân ta còn nghèo. Có rất nhiều việc rất quan trọng cần phải ưu tiên làm trước việc xe chính chủ. Từ cuối năm 2012 tôi cũng như phần lớn người dân đã rất bức xúc với quy định. Đừng để tiện việc quản lý cũa các cơ quan chức năng mà đẩy khó khăn về phía người dân. Cũng bởi vì nghèo chứ có ai vui sướng gì khi sở hữu một chiếc xe cũ và không chính chủ đâu!”.
 

Chỉ sợ tiêu cực chứ không sợ phản cảm

Đối với chủ trương không đưa CSGT bụng phệ ra đường xử phạt và chuyển những cảnh sát không tốt sang làm công việc gián tiếp của CSGT Hà Nội, nhiều bạn đọc cho rằng đây chỉ là các giải quyết phần ngọn.

Bạn đọc Hoàng Lê cho rằng: “Bụng phệ, bụng lép gì cũng được, ai làm việc đúng mực, thân thiện với người dân là chúng tôi hoan nghênh. Hình ảnh người cảnh sát giao thông đẹp hay không là ở cách ứng xử chứ và tinh thần làm việc, chứ dù hào hoa, đẹp mã mà cứ hoạnh họe, tiêu cực thì ích gì”.

Nhiều bạn đọc nói thẳng: “Nếu cảnh sát có tiêu cực thì phải kỷ luật, đưa ra khỏi ngành chứ chuyển làm công việc gián tiếp thì khác nào bao che cho sai phạm. Nếu anh đã thiếu tư cách thì bất cứ công việc gì anh cũng cũng có thể tiêu cực được”. 

 


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo