Lời giải cho hạn điền
Loạt bài nói trên có đặt vấn đề về hạn điền. Kiến giải dưới đây của tác giả có thể giúp giải quyết được bài toán hóc búa này
Sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL. Ảnh: Ngọc Trinh
1) - Về hạn điền giao đất, Nhà nước vẫn phải quy định (ví dụ ở tỉnh An Giang giao 3 ha cho hộ gia đình ông X) và thời gian giao đất nông nghiệp Nhà nước có thể điều chỉnh hơn 20 năm.
2) - Nếu ông X mua thêm đất của nông dân khác để mở rộng sản xuất thì cách giải quyết như sau:
a - Ông X thanh toán tiền cho hộ nông dân (tạm gọi ông Y) đã chuyển nhượng cho ông, số tiền này xem như công sức của ông Y đã gìn giữ, cải tạo...
b - Sau đó, ông X phải ký hợp đồng thuê đất lại với Nhà nước cho phần diện tích đất đã mua thêm đó. Nhà nước phải tạo điều kiện tốt nhất về giá thuê đất nông nghiệp rẻ, thời hạn thuê đất do ông X lựa chọn (nhưng tối đa không quá 50 năm).
c - Giao địa phương theo dõi và tạo điều kiện cho ông X làm ăn. Trường hợp ông X thành công trên phần đất được giao và được thuê thì ông có trách nhiệm nộp một phần thuế thu nhập mà Nhà nước quy định. Nếu chưa thành công thời gian đầu, Nhà nước xem xét giảm thuế hoặc miễn thuế cho ông (chẳng hạn: tối đa không quá 5 năm). Trường hợp ông X không phát triển được trên phần đất mua thêm sau 5, 10 năm thì Nhà nước làm việc với ông X đánh giá lại năng lực và thu hồi lại phần đất mà ông đã mua của ông Y để giao, thuê (có thể đấu giá) cho người khác (tạm gọi ông Z) có năng lực hơn tiếp tục sản xuất. Đồng thời ông Z phải thanh toán lại cho ông X số tiền bằng với số tiền mà ông X đã mua lại của ông Y trước đó. Nhà nước tiếp tục làm việc với ông Z như đối với ông X…
Mặc nhiên kéo dài thời hạn Không những thời hạn thuê đất được kéo dài mà phải mặc nhiên được kéo dài để nông dân không phải cầm giấy đi xin xỏ. Có người lấn cấn là nếu công nhận sở hữu thì tự dưng các “quan” đang ôm đất trở thành chủ sở hữu hợp pháp. Với lịch sử đặc thù của Việt Nam, có lẽ ta phải chấp nhận như vậy. Gia đình tôi từng có nhiều đất nhưng bây giờ chỉ sở hữu một căn nhà tập thể, dù vậy tôi vẫn sẵn sàng muốn công nhận sở hữu hiện tại vì tương lai của đất nước. (Nhat Dinh) Phải công nhận quyền sở hữu Công nhận quyền sở hữu đất đai cho dân là quá đúng. Theo quy định hiện nay, dân chỉ có quyền sử dụng, còn quyền sở hữu là của Nhà nước. Dựa vào lý do này mà ở nhiều địa phương, cán bộ Nhà nước cấu kết với nhà đầu tư gây bất lợi cho dân, lấy đất của dân đền bù với giá rẻ mạt, đưa nông dân vào đường bần cùng hóa. (Trung Quân) Tránh thâu tóm đất Tôi nhất trí là nên cho quyền sở hữu tư nhân về đất đai nhưng cần rà soát lại để tránh cấp quyền sở hữu đất cho những người mới “thâu tóm” đất đai quá nhiều trong thời gian gần đây. Đó là việc làm khó, phải làm từ từ, thận trọng. Trước hết, cần phải kiện toàn hệ thống luật pháp và trên hết là phải phát huy, tôn trọng tự do, dân chủ để tăng cường chức năng phát hiện, giám sát của dân kết hợp với chính quyền.
(Văn Hòa) |
Bình luận (0)