xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người nghiện đang uy hiếp cộng đồng

Thế Dũng

Rất nhiều tỉnh, thành cũng khổ sở với tình trạng người nghiện quá nhiều, luôn gây bất an cho cộng đồng như tại TP HCM

Một số đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) của các tỉnh, thành và cơ quan của QH bày tỏ sự ủng hộ với kiến nghị của Đoàn ĐBQH TP HCM về vấn đề cai nghiện.

Không chỉ là vấn đề của TP HCM

ĐBQH TP Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của QH, bà Bùi Thị An, nhìn nhận: “Theo quy định mới có quá nhiều thủ tục rườm rà dẫn đến việc không thể tập trung đưa người nghiện đi cai, tệ nạn ngày càng bùng phát. TP HCM đã kiến nghị có giải pháp cho vấn đề này nhưng làm thế nào phải vừa bảo đảm nhân quyền vừa giải quyết được nguồn gốc của tệ nạn ma túy. Thực tiễn cho thấy ở các vụ án nghiêm trọng, có tỉ lệ rất lớn do người nghiện gây ra”.

Bà An ủng hộ đề xuất của TP HCM, cần có cơ chế riêng như một nghị quyết thí điểm giải quyết vấn đề người nghiện ma túy ở nhiều địa phương. “Đưa họ vào cai nghiện là để giải quyết những hậu họa, bảo vệ hạnh phúc, kinh tế của gia đình họ, nếu cứ để tình trạng như hiện nay thì sẽ gây rất nhiều hoang mang cho người dân. Tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ QH và QH nghiên cứu lại để giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra. Luật được ban hành mà không giải quyết được vấn đề thực tiễn thì vừa lãng phí vừa làm cho người dân mất niềm tin” - bà An bày tỏ.

 

Cán bộ Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM)  tư vấn cho người nghiện Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Cán bộ Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM) tư vấn cho người nghiện Ảnh: HOÀNG TRIỀU

 

Về đề xuất của Đoàn ĐBQH TP HCM, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng: “Tình hình phức tạp của người nghiện ở TP HCM cũng giống như nhiều địa phương khác, trong đó có cả Hà Nội. Đề xuất của TP HCM cần được xem xét thấu đáo”. Cùng quan điểm, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương, ông Huỳnh Ngọc Đáng, nói: “Các cơ quan có thẩm quyền nên giải quyết những kiến nghị của TP HCM và Bình Dương. Những đề xuất đó thể hiện sự nhanh nhạy của địa phương nên đề nghị các cấp có thẩm quyền hết sức quan tâm”.

Cứu người nghiện ra khỏi vũng lầy

Trước đề nghị của Đoàn ĐBQH TP HCM, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, bà Trương Thị Mai, nói: “Như báo cáo của TP HCM, tình hình đúng là rất nghiêm trọng. Sau khi có kiến nghị của TP HCM cũng đã đưa ra để xin ý kiến thường trực ủy ban và thường trực ủy ban sẽ thảo luận kỹ về vấn đề này để có biện pháp hữu hiệu”.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của QH Ngô Văn Minh cho biết quá trình xây dựng Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ông đã phát biểu nhiều lần trước QH và nhấn mạnh: “Người nghiện là nạn nhân và để được cai nghiện tập trung phải qua nhiều trình tự thủ tục, phải qua xét xử của tòa án, rồi về nhân quyền của con người… Tôi đều đồng ý tôn trọng quyền tự do của con người nhưng Việt Nam khác với các nước. Chúng ta phải hiểu nội hàm của việc đó chứ không phải bắt vào trung tâm cai nghiện là mất hoàn toàn quyền công dân mà nên nghĩ rằng đó là cách để cứu người nghiện ra khỏi vũng lầy”.

Theo ông Minh, các nước có thể chế khác nhau và không thể có hình mẫu chung. “Thực tế, người nghiện tại TP HCM cho thấy phải xem lại trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật và cả cơ quan thẩm tra. Với Luật Xử lý vi phạm hành chính, để đưa một người vào cơ sở cai nghiện phải qua 11 công đoạn, giấy tờ, thông tư còn chưa có hướng dẫn cụ thể... Tại sao ta học mô hình của nước ngoài mà không học rằng một ngày, tòa án của họ có thể tuyên bố đưa 50 người vào trại cai nghiện. Việc quản lý như hiện nay làm cho tình hình trật tự xã hội càng thêm phức tạp” - ông Minh phân tích.

Ông Minh cho rằng những điều khoản hiện nay của luật cần phải được hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục để khi thực hiện, nếu có vướng mắc thì chỉnh sửa chứ nếu luật mới có hiệu lực mà đã tính đến việc sửa đổi là chưa hợp lý. “Những vấn đề mang tính cấp bách thì phải tính đến việc làm thí điểm nhưng khi sự việc đã mang tính phổ biến thì phải tính toán. Bởi thí điểm không thể thực hiện khi nhiều địa phương đều vướng phải vấn đề như vậy” - ông Minh nói.

Quá nhiều khó khăn

Từ năm 2001, Đà Nẵng quyết tâm xây dựng thành phố “5 không”. Trong đó, mục tiêu quan trọng là “không có người nghiện ma túy tại cộng đồng”. Thế nhưng, với những quy định bất cập hiện nay, mục tiêu này đã phá sản. Bà Nguyễn Thị Thanh Hưng, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng, cho biết: “Hiện Đà Nẵng có gần 1.900 người nghiện nhưng chỉ gần 100 người được đưa đi cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề 05-06 của thành phố. Từ đầu năm đến nay, Đà Nẵng chỉ đưa được 10 người nghiện vào trung tâm này và gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, xử lý người nghiện trong cộng đồng”.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo