xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhớ thương pháo mẹt năm nào

M.Thắng

(NLĐO)- Giờ sang canh, chị em tôi đem mẹt lúa ra, dùng đũa cả gõ to thay tiếng pháo giao thừa. Dẫu kỷ niệm ấy giờ chỉ là hoài niệm, nhưng nó đã ăn sâu vào tiềm thức tôi và mãi mãi không bao giờ phai mờ mỗi khi Tết đến xuân về.

Quê tôi xã Nga Tân, huyện Nga Sơn - xã được coi là nghèo nhất của làng cói xứ Thanh thời bao cấp. Những năm 1980-1984, người dân quanh năm lam lũ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, sống chết nhờ cậy vào cây cói. Ngày Tết gạo không đủ ăn, nên gia đình nào mua được bánh pháo nổ đêm giao thừa được đánh giá là nhà khá giả, nhà giàu mới có.

Nhớ thương pháo mẹt năm nào - Ảnh 1.

Những người dân xã Nga Tân làm cói những ngày cận tết. Ảnh: M.Thắng

Nhớ thương pháo mẹt năm nào - Ảnh 2.

Pháo Tết thủa xưa (ảnh minh họa)

Cũng như bao gia đình khác, nhà tôi bố mẹ đông con. Để có Tết, bắt đầu từ rằm tháng bảy, mẹ tôi đã để dành từng đồng tiền lẻ dồn lại để sắm Tết. Mặc dù đã có gắng hết sức, nhưng những đồng tiền lẻ gom góp của mẹ vẫn không đủ mua cho 7 chị em tôi mỗi người một manh áo mới, lấy tiền đâu mua pháo giao thừa.

Để không bị "lép" với hàng xóm, chị em tôi bàn "kế hoạch đốt pháo" lúc giao thừa. Chị tôi bảo "Không có pháo dùng mẹt, dùng xoong". Chiều 30 Tết, tôi vào bếp tìm cái nồi to nhất, kêu nhất và cái mẹt sảy thóc rách một góc, chị tôi ngăn lại: "Gõ vào xoong sẽ thủng mai lấy gì nấu ăn". Vậy là chị em tôi thống nhất: dùng mẹt thay pháo.

Phút giao thừa đến, chúng tôi nhìn xung quanh chờ đợi. Tiếng pháo nhà hàng xóm giòn giã vang lên. Thỉnh thoảng có chiếc pháo "phụt" sáng chĩa sang nhà tôi như "chọc tức". Giờ "G" đến, chị gái tôi "phát lệnh", "nổ". Lập tức cả ba chị em người cầm que nòng bếp, người cầm đũa cả gõ mạnh vào mẹt. Tiếng "pháo mẹt" không giòn, không to như pháo thật nhưng cũng đủ để chúng tôi rộp tay và "điếc" tai. Phút giao thừa nhanh chóng qua mau, cũng là lúc chiếc mẹt lúa của mẹ rách bươm nhiều lỗ. Mẹ tôi đứng nhìn, mắt mẹ rưng rưng xúc động, rồi mẹ cười "pháo mẹt" của chúng tôi. Mẹ bảo: "Các con vào nhà đi để đón giao thừa".

Nhớ thương pháo mẹt năm nào - Ảnh 3.

Một góc sân quê. Ảnh: M.Thắng

Nhớ thương pháo mẹt năm nào - Ảnh 4.

Đường liên thôn chào mừng năm mới. Ảnh: M. Thắng

Mới đó mà đã 35 năm -một quãng thời gian khá dài để thay đổi đời người. Nhưng  ký ức "pháo mẹt" thủa xưa không bao giờ phai nhạt.

Sáng 30 tết, tôi gọi điện về chúc Tết, chị tôi còn nhắc lại chuyện "pháo mẹt" thủa xưa, chị bảo: "Bây giờ có đầy đủ mọi thứ vật chất nhưng cũng không thay thế được ký ức Tết xưa", rồi chị bồi hồi: "Bao giờ cho đến ngày xưa cậu nhỉ". Giọng chị nghèn nghẹn, tôi hiểu từ quê hương làm chị đang rưng rưng muốn khóc.

Xuân Kỷ Hợi đã về trên khắp nẻo đường góc phố làng quê. Cũng như bao người con xa quê hương sống nơi đô thành phố thị, gia đình tôi cũng có đầy đủ giò, thịt, bánh chưng, có cuộc sống sung túc về vật chất, song tôi vẫn cảm thấy thiếu vắng hơi thở mùa xuân nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đó là quê hương tôi sinh ra với tuổi thơ lam lũ trên cánh đồng cói tốt lút đầu người. Đó là những cái Tết nghèo không có tiền mua thịt. Và đó là cũng là những tráng "pháo mẹt" ký ức thủa xưa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo