xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi buồn xã cao su

Quang Tám

Dọc Tỉnh lộ 17 từ trung tâm huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế lên trung tâm xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) trước đây là những cánh rừng cao su, keo tràm xanh bạt ngàn.

Giờ đây, nhiều cánh rừng buộc phải chặt hạ bởi tác động của những đợt bão liên tiếp.

Người dân xã Phong Mỹ nói rằng nhiều năm nay, họ sống bám víu vào cao su, dù lắm lúc thăng trầm, giá mủ rẻ không đủ công chăm sóc. Cơn bão số 5 (tháng 9-2020) càn quét khiến hàng loạt cánh rừng bị gãy, người dân đành ngậm ngùi chặt bỏ, cưa thân cao su bán với giá 40.000- 50.000 đồng/cây.

Bà Lê Thị Thanh (SN 1952, ngụ thôn 3) cho biết bão đã làm cho gần 5 ha rừng cao su đã trồng 17 năm của gia đình gãy đổ. Vợ chồng bà đành thuê người chặt hạ, "bán thu được đồng nào hay đồng đó". Bà Thanh bị bệnh đái tháo đường, ung thư dạ dày 3 năm nay, kinh tế chỉ trông chờ vào thu nhập từ cây cao su. Số tiền chặt cây bán gỗ với giá rẻ chỉ đủ để thuốc thang chạy chữa bệnh tật một thời gian ngắn, sau đó không biết sẽ thế nào vì cuộc sống của các con bà cũng lắm cơ cực.

Nỗi buồn xã cao su - Ảnh 1.

Người dân chặt cây cao su gãy trong bão để bán (ảnh: Quang Tám)

Từ chiến khu Hòa Mỹ ngược lên các bản Khe Trăn, Hạ Long (xã Phong Mỹ), nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn bởi những cánh rừng cao su bị bão đánh sập. "Hơn 2 ha rừng cao su, 10 ha keo tràm của tôi gãy đổ, cuộc sống khó khăn lắm nên Tết năm nay chúng tôi chẳng dám nghĩ tới" - ông Nguyễn Văn Phúc, bản Khe Trăn, chia sẻ.

Tương tự, anh Lê Văn Hằng, ở bản Hạ Long, kể bão số 5 đã làm 1,5 ha cao su của anh gãy đổ với tỉ lệ 30%-40%. Trong suốt mấy tháng qua, gia đình anh Hằng phải bỏ tiền thuê người chặt hạ, dọn dẹp số cây bị ngã gãy, chăm sóc các cây còn lại. Tiền thu từ bán gỗ cây cao su gãy chẳng thấm vào đâu so với chi phí thuê nhân công.

Ông Nguyễn Hữu Chung, Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ, cho biết cơn bão số 5 đã làm thiệt hại 1.138,9 ha rừng keo tràm. Đối với cây cao su, 1.218 ha trong tổng số 1.300 ha của toàn xã bị ảnh hưởng, trong đó thiệt hại trên 70% là 372,5 ha, từ 30%-70% là 448,1 ha, dưới 30% là 397,8 ha. Hiện xã đã lên kế hoạch khuyến khích người dân tái phục hồi tối thiểu 500 ha cao su đã bị gãy đổ nhằm ổn định thu nhập bình quân đầu người, tạo việc làm cho người dân trong những năm tiếp theo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo