xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phạt nặng xe không sang tên

THẾ KHA thực hiện

Theo thượng tá Nguyễn Kim Hải, phụ trách Phòng Hướng dẫn tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt - Bộ Công an, việc kiểm tra xe chính chủ sẽ được tiến hành đối với những xe vi phạm thuộc nhóm lỗi phải tạm giữ xe

* Phóng viên: Thưa ông, việc xử phạt đối với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện (không sang tên, đổi chủ) sau khi mua bán phương tiện (ô tô, xe máy) có phải quy định mới có trong Nghị định 71?

img

- Thượng tá Nguyễn Kim Hải:
Đây là quy định không mới. Từ năm 1995, Bộ Công an đã ban hành thông tư hướng dẫn CSGT các địa phương xử phạt đối với hành vi không sang tên, đổi chủ phương tiện khi mua bán phương tiện. Luật Giao thông đường bộ năm 2001 cũng quy định rõ việc này. Tới Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012, mức tiền phạt đối với hành vi này đã được xác định rất cụ thể.
 
Bộ Công an xác định hành vi không sang tên đổi chủ phương tiện là vi phạm nhằm mục đích trốn thuế, gây thất thu thuế của Nhà nước nên phải tăng nặng hình phạt nhằm mục đích răn đe (từ 100.000 - 200.000 đồng lên thành 800.000 - 1,2 triệu đồng/xe máy và 1 triệu - 2 triệu đồng lên mức 6 triệu - 10 triệu đồng/ô tô).
 
Theo Thông tư 36/2010 về đăng ký xe của Bộ Công an, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc người bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe. Quá thời gian trên mà chủ xe chưa làm thủ tục thay đổi thì đương nhiên vi phạm. Còn người đi xe không chính chủ (mượn xe) nếu xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định đương nhiên không bị xử phạt.

* Theo ông, tại sao lại có tới 40%-45% xe lưu hành hiện nay không chính chủ?

- Việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ví dụ như năm 2003, Chính phủ ban hành quy định mỗi người dân ở khu vực đô thị chỉ được đăng ký một xe và sau đó Bộ Công an đã ban hành thông tư hướng dẫn việc này. Điều đó đã làm nảy sinh chuyện người dân nhờ người khác đăng ký hộ.

img
Việc truy nguồn gốc xe chính chủ sẽ được thực hiện với những trường hợp vi phạm lỗi tới mức phải tạm giữ xe. Ảnh: ĐỖ DU

Khi CSGT kiểm tra, người dân đa phần đều nói là xe mượn của người thân, bạn bè, không ai nhận là mua bán mà chưa sang tên nên việc xử phạt rất khó. Tuy nhiên, lần này chúng tôi sẽ làm chặt. Nhờ phần mềm quản lý thông tin phương tiện, lực lượng CSGT khi tuần tra nếu phát hiện nghi vấn về chiếc xe chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ có thể gọi điện theo đường dây nóng của C67 hoặc phòng quản lý phương tiện CSGT địa phương nơi đăng ký chiếc xe đó để kiểm tra. Dù vậy, việc này cũng không dễ để thực hiện rộng rãi ngay được.

*Vậy trước mắt hướng dẫn lực lượng CSGT các địa phương xem xét xử phạt vi phạm này thế nào?

- Người dân không có gì phải lo lắng. Những trường hợp vi phạm giao thông thuộc nhóm lỗi phải tạm giữ xe sẽ được yêu cầu xuất trình đầy đủ giấy tờ và mời chủ xe tới giải quyết. Lúc đó nếu phát hiện chiếc xe chưa được sang tên đổi chủ (quá thời gian quy định) thì lực lượng chức năng sẽ lập biên bản xử phạt, đồng thời yêu cầu chủ xe làm ngay thủ tục sang tên đổi chủ theo đúng quy định.
 
Đối với những chiếc xe đã mua bán, chuyển đổi qua nhiều người…, CSGT sẽ gửi thông báo xác minh đến người sở hữu chiếc xe có trên giấy tờ. Sau 30 ngày kể từ thời điểm gửi thông báo, nếu thấy chiếc xe đó không có tranh chấp, khiếu kiện CSGT sẽ làm thủ tục để yêu cầu người sở hữu xe phải làm thủ tục sang tên theo quy định.

* Phí sang tên, đổi chủ bất hợp lý có phải nguyên nhân chính khiến người dân ngại làm thủ tục này?

- Đúng như vậy. Quy định của Bộ Tài chính về các loại phí giữa lần đầu tiên (đăng ký xe mới) với những lần thay đổi chủ xe tiếp theo còn bất hợp lý đã khiến người dân ngại làm thủ tục này. Mua một chiếc xe cũ nhưng phải mất một số tiền không nhỏ để sang tên, thay đổi giấy tờ đương nhiên sẽ khiến người dân băn khoăn, suy nghĩ. Chúng tôi cũng đã kiến nghị Bộ Công an có ý kiến với Bộ Tài chính thay đổi quy định này. Tôi được biết Bộ GTVT, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng đã nhiều lần kiến nghị việc này nhưng đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có phản hồi.

Sẽ thay thế Nghị định 71 và 34

Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (C67 - Bộ Công an), khẳng định CSGT sẽ làm nghiêm với vi phạm không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Theo thượng tá Nguyễn Kim Hải, Nghị định 71/2012 và Nghị định 34/2010 được xây dựng theo tinh thần của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Đến ngày 1-7-2013, khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, cả hai nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông này sẽ phải được thay thế bằng một nghị định khác.

Trước tình hình xử lý xe không chính chủ còn nhiều phức tạp, theo bản tin trên VTV1 tối 11-11, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết sẽ tham mưu cơ quan chức năng chưa xử phạt, đồng thời xem xét lại mức phí.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo