xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng năng suất lao động, cách nào?

Văn Duẩn - Minh Chiến

Theo nhiều chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến năng suất lao động của Việt Nam thấp chính là do công nghệ lạc hậu, tiền lương, thu nhập, chế độ đãi ngộ đối với người lao động thấp

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố mới đây, NSLĐ của Việt Nam thời gian qua dù tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm nhưng vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực.

78,1% lao động chưa được đào tạo

Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/LĐ (tương đương 4.521 USD/LĐ); NSLĐ tăng 6% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016-2018, NSLĐ tăng 5,77%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Tính chung giai đoạn 2011-2018, NSLĐ tăng bình quân 4,88%/năm.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết có nhiều nguyên nhân khiến NSLĐ của Việt Nam còn thấp. Theo đó, chuyển dịch cơ cấu LĐ tuy diễn ra khá nhanh nhưng LĐ trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay còn lớn, đa số LĐ trong khu vực này là LĐ giản đơn, công việc có tính thời vụ, không ổn định nên giá trị gia tăng tạo ra thấp, dẫn đến NSLĐ thấp. Ngoài ra, LĐ di chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp chủ yếu lại chuyển sang làm trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có năng suất thấp hay các ngành dịch vụ có thu nhập thấp.

Tăng năng suất lao động, cách nào? - Ảnh 1.

Năng suất lao động phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn kỹ thuật, khoa học - công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến… (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Hoàng Triều

Ông Nguyễn Bích Lâm dẫn số liệu tỉ trọng LĐ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy đã giảm từ 48,4% năm 2011 còn 37,7% năm 2018 (trung bình mỗi năm giảm 1,5 điểm phần trăm) nhưng vẫn lớn hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Đến năm 2018, nước ta vẫn còn tới 20,5 triệu LĐ làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khi năng suất LĐ khu vực này chỉ đạt 39,8 triệu đồng/LĐ, bằng 38,9% mức NSLĐ chung của nền kinh tế.

Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu cũng là một trong những nguyên nhân mấu chốt khiến NSLĐ Việt Nam thấp. Nói về việc này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết phần lớn DN có trình độ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, nhiều DN đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới. Điều này đã được thể hiện trong báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018, khi Việt Nam chỉ xếp hạng 77/140 quốc gia.

Ngoài ra, cả nước hiện có tới 42,4 triệu LĐ (chiếm 78,1% tổng số LĐ) chưa được đào tạo để đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó. Phần lớn người LĐ chưa được tập huấn về kỷ luật LĐ công nghiệp, thiếu các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến. Đây chính là rào cản lớn cho việc cải thiện NSLĐ. Bên cạnh đó, già hóa dân số cũng là một vấn đề sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến NSLĐ của Việt Nam trong tương lai.

Quá thấp chứ không chỉ là thấp bình thường

Theo PGS-TS Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, NSLĐ của Việt Nam quá thấp chứ không phải thấp bình thường. Mặc dù thời gian qua NSLĐ ở Việt Nam vẫn tăng nhưng mức tăng chậm, chủ yếu do tăng nội bộ ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bằng các nguồn lực giá rẻ, giá công LĐ thấp. Đến nay, lợi thế này ngày càng giảm khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Sự thấp kém của NSLĐ ở Việt Nam không chỉ trên bình diện nền kinh tế mà ngay trong từng ngành, từng lĩnh vực, kể cả những ngành mũi nhọn.

Nguyên nhân có nhiều và trách nhiệm thuộc về cả nhà nước, chủ DN và những nguyên nhân khác. Tuy nhiên, ông Vũ Quang Thọ nhấn mạnh nếu được thỏa mãn về tiền lương, thu nhập, người LĐ sẵn sàng làm việc hết sức mình để đưa NSLĐ lên cao. Hơn nữa, tiền lương là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý LĐ. Nếu sử dụng hợp lý, sẽ kích thích thái độ làm việc, tạo ra động lực để tăng NSLĐ. Ngoài ra, NSLĐ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn kỹ thuật, khoa học - công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến, tài nguyên thiên nhiên, tổ chức LĐ...

Chi phí giảm, NSLĐ tăng, tiền lương sẽ tăng

PGS-TS Mạc Văn Tiến, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề, cho rằng muốn tăng NSLĐ, cải thiện tiền lương, phải thay đổi mô hình tăng trưởng. Tăng trưởng phải đi vào chất lượng, không chạy theo số lượng. Muốn tăng được chất lượng phải đi vào sản xuất chế biến, giảm dần tỉ trọng gia công. Khi tỉ trọng chế biến càng cao thì NSLĐ tăng lên, tiền lương cũng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao tính hiệu quả, quản lý DN phải tốt hơn.

Về phía người LĐ, phải chủ động nâng cao tay nghề, tự thích ứng được với môi trường sản xuất, tham gia vào các chuỗi sản xuất toàn cầu của DN. Về phía quản lý nhà nước, cần cải cách nhanh, gọn các thủ tục hành chính, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, bôi trơn, giúp DN giảm thiểu các chi phí không cần thiết. "Khi chi phí giảm, NSLĐ tăng, tiền lương sẽ tăng theo" - ông Tiến nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo