xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ú ớ sử ta

Vy Thư

Hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, trang sử Việt Nam được viết bằng máu, nước mắt của bao thế hệ. Điều gì xảy ra nếu thế hệ trẻ mơ hồ về lịch sử nước nhà, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ?

Vừa qua, dư luận “dậy sóng” trước vụ MC trong chương trình S-Việt Nam (phát sóng trên VTV1 ngày 19-2) nhầm lẫn kiến thức lịch sử khi cho rằng Ngô Quyền 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Bên cạnh việc chê trách Ban Biên tập VTV1 thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến sự nhầm lẫn đáng chê trách này, rất nhiều ý kiến cho rằng đây là hệ quả tất yếu của việc xem nhẹ kiến thức lịch sử, trong đó trách nhiệm chính thuộc về chương trình dạy - học cũng như cách thức tuyên truyền về lịch sử thời gian qua.

“Dốt” sử Việt, rành nhân vật nước khác

Nếu làm một cuộc phỏng vấn bỏ túi về những nhân vật lịch sử của Việt Nam đối với học sinh THCS-THPT, không biết có bao nhiêu em có thể trả lời đúng Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Chu Văn An… là ai nhưng chắc chắn sẽ có nhiều em có thể trả lời vanh vách cuộc đời và sự nghiệp của những diễn viên, ca sĩ ngôi sao như Taylor Swift, Martin Garrix, Justin Bieber, Kim Soo Hyu, Kim Tae Hee…

Cũng với câu hỏi đó đối với sinh viên hoặc giới trẻ văn phòng, có lẽ xác suất trả lời đúng cũng không cao. Họ có thể rành nhân vật thời Xuân Thu hay Tam Quốc của Trung Quốc, văn hóa của Ấn Độ, Hàn Quốc… thông qua những bộ phim đang tràn ngập trên truyền hình nhưng ú ớ hoặc hoàn toàn mù tịt về lịch sử dân tộc.

 

Giờ học lịch sử của học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie (TP HCM)Ảnh: Tấn Thạnh
Giờ học lịch sử của học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie (TP HCM)Ảnh: Tấn Thạnh

 

Trong khi đó, với nhiều người được học hành ở các thế hệ 4X, 5X, 6X, họ có thể nhớ đến tận hôm nay, không sai sót, lẫn lộn thứ tự vua triều đại nhà Trần, nhà Lý...

“Chúng tôi được thầy cô truyền đạt những bài học lịch sử sống động không chỉ qua sách giáo khoa mà còn từ những câu chuyện có thật, sống động về sự việc, con người, thân phận lịch sử. Đó là những bài học nhẹ nhàng, không quá nhiều sự kiện, con số khô khan nhưng lại đánh mạnh vào lòng tự hào dân tộc, rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm sống quý báu nên không cần phải học thuộc lòng, chúng tôi vẫn nhớ rất lâu” - bà Ngô Thúy An (65 tuổi, ngụ quận Tân Bình) kể.

Sách giáo khoa khô khan, phim ảnh thiếu logic

Hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước, trang sử của chúng ta được viết bằng máu và nước mắt của bao thế hệ. Chắc chắn lịch sử Việt Nam hào hùng không thua lịch sử của bất kỳ quốc gia nào. Vậy mà oái oăm và nghịch lý thay, sử Trung Quốc, sử Hàn… được nhiều người Việt Nam hiểu rõ hơn sử nước nhà. Vì sao như vậy?

“Trước hết, cách dạy và học, cách truyền đạt về lịch sử của chúng ta chưa giúp người học thấy được tinh thần, hồn phách của dân tộc; chưa tác động trực tiếp vào đời sống người dân, chưa rút ra được những bài học hữu ích cho hiện tại và tương lai... Thay vì kể chuyện lịch sử, thầy cô lại dạy bằng cách đọc - chép, học sinh học thuộc lòng từng sự kiện, ngày tháng, con số khô khan. Đó là chưa nói đến cách biên soạn sách giáo khoa quá hàn lâm, rập khuôn, “tham lam” sự kiện và khái niệm, người học không tìm thấy được những điều gần gũi, thân quen, không “soi” được mình trong đó, cuối cùng thấy mệt, sợ và nản” - bạn đọc Nguyễn Bá Nam lý giải.

Còn theo bạn đọc Trần Thị Minh Thi, sau hàng chục năm đổi mới, chúng ta vẫn chưa có những bộ phim lịch sử xứng tầm với quá khứ oai hùng của dân tộc. “Đa số bộ phim lịch sử nhà nước làm với mục đích tuyên truyền, ít tính giải trí. Thế nhưng, cách tuyên truyền lại chưa hiệu quả, quá lên gân, giáo điều, thiếu logic, áp đặt chủ quan, ca ngợi một chiều thái quá, xây dựng nhân vật thiếu tính chân thật. Đó là lý do phim lịch sử Việt Nam không cuốn hút được khán giả, xem phim xong không mấy ai nhớ về nội dung, nhân vật trong phim...” - bạn đọc này thẳng thắn chỉ ra.

 

Tôn trọng sự thật khách quan

“Lịch sử có những lúc hào hùng nhưng cũng có khi bi tráng, có những chiến thắng hiển hách nhưng cũng có những thất bại chua xót. Tất cả những điều đó làm nên lịch sử. Vì thế, chúng ta cần trung thực và tôn trọng sự thật như lịch sử vốn có bởi chính điều đó làm nên sức hấp dẫn của lịch sử, vun đắp lòng yêu nước, ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước” - bạn đọc Nguyễn Hoài An nêu ý kiến.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo