xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VÌ SAO NGƯỜI DÂN NGẠI TỐ CÁO?: Phải đem lại niềm tin công lý

NGUYỄN THIÊN

Khi nào có sự tin tưởng công lý sẽ được thực thi, có sự an tâm vì được bảo vệ và rõ địa chỉ trách nhiệm xử lý thì người dân mới mạnh dạn tố cáo tham nhũng, tiêu cực

Hơn 120 lượt ý kiến của bạn đọc và bài góp ý gửi về cho thấy diễn đàn “Vì sao người dân ngại tố cáo?” (bắt đầu từ số báo ra ngày 4-8) đã đặt trúng vấn đề bạn đọc quan tâm.

Tâm lý “đấu tranh thì tránh đâu” dễ gây nản lòng

Mổ xẻ nguyên nhân vì sao người dân ngại tố cáo, luật sư Nguyễn Hoài Nam nêu ra 7 nhóm nguyên nhân: Tâm lý lo ngại bị trù dập, cán bộ cố tình né tránh, chậm thụ lý giải quyết đơn thư tố cáo của công dân; bỏ tiền ra “bôi trơn” để được việc nên không thể đi tố cáo chính mình; thiếu chứng cứ hoặc nặc danh nên không được giải quyết; họ thường đơn độc, lẻ loi trong cuộc đấu tranh với tiêu cực nên nản chí; kết quả xử lý thường bao che, thiếu kiên quyết nên nản lòng; việc khen thưởng người tố cáo tham nhũng và những hành vi sai trái, tiêu cực còn chưa được coi trọng đúng mức và các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tố cáo còn thiếu các quy định, hướng dẫn thi hành.

Nêu lý do người dân ngại tố cáo, bạn đọc Lexuanloi viết: “Luật lúc nào cũng tốt nhưng người thi hành pháp luật thì “đóng cái kệ” bởi vậy “đấu tranh thì tránh đâu”. Còn bạn đọc Trần Duy chỉ rõ: “Bí mật chỉ có hai người biết: Người báo tin và người nhận tin. Không lẽ người báo tin tiết lộ thông tin, nên chắc chắn người nhận tin để lộ. Vì đối tượng bị tố cáo thường có quyền lực, địa vị và có tiền, họ dùng tiền để lấy được thông tin. Như vậy, người nhận tin đã vi phạm luật pháp và phải chịu trách nhiệm”.


Nhiều người lựa chọn đến các cơ quan báo chí để tố cáo tiêu cực. Trong ảnh: Phóng viên Báo Người Lao Động tiếp nhận tố cáo tiêu cực do bạn đọc cung cấp. Ảnh: Bảo Nghi

Nhiều người lựa chọn đến các cơ quan báo chí để tố cáo tiêu cực. Trong ảnh: Phóng viên Báo Người Lao Động tiếp nhận tố cáo tiêu cực do bạn đọc cung cấp. Ảnh: Bảo Nghi

Sống trong phập phồng, luật chưa rõ

Bổ sung và cũng minh họa rõ nhất cho việc e ngại, nản lòng là các trường hợp trong thực tế. Theo luật sư Trần Thị Huyền Trang (Công ty Luật Phạm Nghiêm): Ngay khi đơn tố cáo vừa được gửi đi thì người bị tố cáo đã biết ai tố cáo mình và tố cáo cái gì, từ đó người bị tố cáo xử lý mọi việc trước khi bị kiểm tra, thanh tra và xử lý luôn người tố cáo.

Nữ sinh viên Phạm Lê Thanh Trúc, Trường ĐH Kinh tế - Luật TP HCM, nhìn nhận: Luật quy định người tố cáo phải được bảo vệ nhưng trên thực tế thì cơ quan chức năng chưa làm được điều này. Trong khi đó, những người bị tố cáo có thể có nhiều cách trù dập, trả thù tinh vi đối với người tố cáo như: đe dọa, khủng bố tinh thần, đánh đập, ép buộc rút đơn tố cáo... Ngoài các “đòn thù” trên, không ít người tố cáo còn cô độc trong hành trình tìm công lý bởi sự xa lánh, kỳ thị của đồng nghiệp, bạn bè.

Phân tích thêm trên góc độ pháp lý, luật sư Trần Thị Huyền Trang chỉ ra: “Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Luật định là vậy nhưng dựa vào đâu để xác định tính chất và mức độ vi phạm để xử lý cho phù hợp? Một văn bản luật quy định “tùy” thì có giá trị pháp lý thi hành hay không? Nếu không có một cơ chế rõ ràng và một chế tài dứt khoát thì những người dân tố cáo chỉ vẫn mãi là những kẻ yếu thế đi chống lại một thế lực mạnh hơn mà thôi.

Người tố cáo phải được an toàn

Ý kiến được thống nhất cao là phải đem lại sự tin tưởng thực thi công lý, sự an tâm cho người chống tiêu cực thì người dân mới mạnh dạn tố cáo. Do đó, rất cần lập chương trình bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác cũng như người thân của họ.

Theo Luật sư Nguyễn Hoài Nam, trường hợp cấp bách cần ngăn chặn ngay sự nguy hiểm của tội phạm đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ thì cơ quan thẩm quyền phải áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp, cử ngay lực lượng bảo vệ đến nhà ở, nơi làm việc của người được bảo vệ hoặc tạm thời đưa họ đến nơi an toàn.

Ngoài ra, để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, phải chỉ thẳng địa chỉ trách nhiệm. Luật sư Nguyễn Văn Đức đề nghị chính phủ cần có văn bản quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận thông tin tố cáo. Nếu để xảy ra tình trạng người tố cáo bị lộ thông tin, bị đe dọa hành hung thì người đứng đầu tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận thông tin tố cáo phải bị xử lý kỷ luật. Dứt khoát không thể để như tình trạng hiện nay, mọi thiệt hại đều đổ vào người tố cáo còn các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền không thực thi đúng quy định về bảo vệ người tố cáo không bị ảnh hưởng gì.

Tin vào báo chí và ngăn ngừa nguy cơ nhóm lợi ích

Trong nhiều góp ý, bạn đọc đều đề cao sự tin tưởng vào các cơ quan báo chí. Theo bạn đọc Phạm Sinh: “Chỉ nên tố cáo sự việc với cơ quan báo chí để họ lấy đó làm cơ sở điều tra thêm thì có thể thành công. Bởi cũng khó tin nổi sự bảo mật và bảo vệ cho người tố cáo của cơ quan chức năng nên người dân rất e dè và không dám tố cáo tham nhũng”. Luật sư Nguyễn Văn Hậu cũng tán thành và đề nghị phát huy vai trò của báo chí. Nhà nước cần có cơ chế bảo vệ phóng viên tác nghiệp và khuyến khích việc đưa thông tin về những vụ việc tham nhũng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo